Những biến chứng không ngờ từ sỏi thận

Bệnh sỏi thận thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 35 - 55

Làm sao để sỏi thận không tái phát?

Nắng hè oi ả làm tăng nguy cơ sỏi thận

Nông dân Trung Quốc chế giường chữa khỏi sỏi thận cho vợ

2 bài thuốc dân gian đánh tan sỏi thận hiệu quả

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Tắc đường tiết niệu

Những viên sỏi nằm trong lòng đường tiểu như đài thận, bể thận, bàng quang đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây ra tắc nghẽn. Khi đó hệ niệu đạo sẽ co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài và gây ra những cơn đau buốt.
 

Ngoài ra, sỏi còn gây ra hiện tượng ứ nước ở thận và niệu đạo. Sau một thời gian dài có sỏi, thận bị ứ nước sẽ không thể phục hồi nữa và gây ra hiện tượng bí tiểu. 

Sỏi thận gây những cơn đau buốt

Nhiễm trùng

Viên sỏi với những cạnh sắc nhọn nằm lâu ngày trong hệ niệu đạo sẽ dễ gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Những biểu hiện thường gặp ở thể bệnh nhẹ như đau lưng, tiểu dắt, tiểu ra mủ, sốt cao. Nặng hơn có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hóa mủ.

Nếu bệnh không được phát hiện sớm thì việc điều trị càng trở nên khó khăn. Chỉ khi nào tình trạng nhiễm trùng thuyên giảm thì bệnh mới có thể được chữa trị một cách triệt để.

Suy thận cấp và mạn tính

Đây là tình trạng rất nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh khi cả hai quả thận đều xảy ra hiện tượng tắc dẫn đến vô niệu. Quá trình ứ nước cộng với nhiễm trùng sẽ làm hủy hoại dần dần mô thận. Lúc này bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín để chạy thận hàng tuần với một khoản chi phí khá lớn.

Vỡ thận

Vỡ thận xảy ra khi bị ứ quá nhiều nước trong khi vách thận mỏng. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.

Chữa sỏi thận cách nào?

Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng như: Đau quặn thận, ứ nước ở thận, giãn thận, thận nhiễm mủ, suy thận,… thì việc phẫu thuật là cần thiết. Ngoài phương pháp mổ mở, còn có nhiều phương pháp như: Lấy sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi,…giúp hạn chế những nhược điểm khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, bệnh nhân sỏi thận đều hy vọng và mong muốn có thể điều trị khỏi bệnh bằng thuốc. Việc điều trị bằng thuốc sẽ có hiệu quả với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng.  

Theo chuyên gia y tế, để có hiệu quả tốt nhất các thuốc điều trị sỏi thận phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tác dụng bào mòn sỏi nhanh, giãn cơ trơn để viên sỏi dễ dàng ra ngoài mà không gây ứ, tắc, không gây đau, chống viêm, kháng khuẩn để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, giảm đau. 

Chữa bệnh sỏi thận bằng Đông y an toàn và hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý tới chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt:

Chế độ ăn uống: Uống từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, luôn dung hòa được các chất khoáng trong cơ thể, bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày, không ăn quá nhiều muối, đạm và dầu mỡ…

Chế độ sinh hoạt: Thường xuyên tập luyện thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, nhịn tiểu, tránh thức khuya…

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu