Thời tiết nóng và khô khiến cơ thể dễ bị mất nước, tạo điều kiện cho sỏi thận hình thành
Nông dân Trung Quốc chế giường chữa khỏi sỏi thận cho vợ
Người bị sỏi thận bổ sung calci như thế nào?
Ông cụ bỏ quên ống thông trong người 4 năm
2 bài thuốc dân gian đánh tan sỏi thận hiệu quả
Khi sỏi thận di chuyển đến các bộ phận khác trong đường tiết niệu, nó có thể gây ra các cơn đau dữ dội, tùy thuộc vào kích thước của viên sỏi.
Sỏi thận đã được tìm thấy ở những xác ướp Ai Cập cổ đại từ năm 4800 trước Công nguyên. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận dao động từ 2 - 3%, thay đổi tuỳ theo từng vùng và hay tái phát với tỷ lệ khoảng 10% sau 1 năm; 35% sau 5 năm; 50% sau 10 năm. Tình trạng béo phì ngày càng phổ biến là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc sỏi thận. Nam giới có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn phụ nữ, tuy nhiên, khoảng cách này ngày càng được thu hẹp.
Ở những người đã mắc sỏi thận, nguy cơ hình thành thêm các viên sỏi khác là rất lớn. Sỏi thận phát triển khi nước tiểu có chứa nhiều chất hình thành các tinh thể như calcium, acid uric và một hợp chất muối gọi là oxalate (là nguyên nhân của 80% trường hợp sỏi thận).
Từ trước đến nay, những người có nguy cơ bị sỏi thận được khuyên là nên uống nhiều nước, việc này giúp pha loãng các chất có thể dẫn đến sỏi thận. Giảm lượng muối cũng có thể giúp phòng bệnh bởi vì quá nhiều hàm lượng soidum có thể làm tăng hàm lượng calci trong nước tiểu.
Khi ở quá lâu dưới trời nắng, bộ não sẽ chỉ huy cơ thể tiết mồ hôi để làm mát, nếu không cung cấp đủ lượng nước để bù lại, bạn sẽ bị mất nước. Lúc này hệ tiết niệu sẽ “đình công”, nước tiểu sẽ trở nên đậm đặc, lượng chất đọng tăng lên và hình thành sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Các chuyên gia khuyến cáo nên uống 10 – 12 ly nước mỗi ngày (không phải nước ngọt có gas) và hạn chế ăn các protein động vật có trong thịt gà, thịt bò và cá (dưới 300gr/ngày) để phòng ngừa sỏi thận. Bên cạnh đó, cần bù nước cho cơ thể khi đứng lâu dưới ánh nắng hoặc làm việc tại những nơi có nhiệt độ cao.
Bình luận của bạn