Phòng muỗi đốt sẽ giúp phòng sốt xuất huyết hiệu quả
Làm sao khi hàng xóm, đồng nghiệp của bạn đã bị sốt xuất huyết?
Bị sốt xuất huyết trong những tháng cuối thai kỳ có ảnh hưởng tới thai nhi?
Tăng cường miễn dịch có giúp phòng bệnh sốt xuất huyết?
Tác hại của sốt xuất huyết và sốt rét với phụ nữ mang thai
Đặc điểm của loại muỗi Aedes aegypti
Loại muỗi Aedes gây bệnh sốt xuất huyết này có màu đen, ở thân và các chân của nó có khoang đen trắng rõ rệt nên hay được gọi là muỗi vằn.
Muỗi sinh sôi, phát triển trong điều kiện thời tiết thế nào?
Vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 do nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và trứng muỗi phát triển thành bọ gậy (loăng quăng).
Vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát triển mạnh
Muỗi vằn thường hoạt động vào thời điểm nào?
Muỗi vằn thường hoạt động nhiều nhất vào sáng sớm và chiều tối hoặc ở những nơi có ánh sáng yếu thường là các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà
Muỗi gây bệnh thường sinh sản ở nước sạch
Muỗi sốt xuất huyết chỉ đẻ ở các vật chứa nước sạch có sẵn trong nhà và xung quanh hiên nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây...; Các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Loại muỗi này không trứng đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20 độ C.
Muỗi vằn chỉ sống và sinh sản trong nước sạch
Thời gian sinh trưởng của muỗi
Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành bọ gậy trung bình là 7 ngày; Thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởng thành chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày. Muỗi cái chuyên đi hút máu người có thể sống từ 20 - 40 ngày.
Muỗi vằn đóng vai trò vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Bản thân muỗi Aedes không mang vi rút dengue một cách tự nhiên. Chúng chỉ nhiễm virus dengue khi chúng đốt người bị bệnh sốt xuất huyết. Nếu bạn bị muỗi nhiễm virus dengue đốt người bệnh sẽ bị sốt xuất huyết.
Nếu bị muỗi nhiễm virus dengue đốt người bệnh sẽ bị sốt xuất huyết
Biện pháp nào là biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả?
Hiện tại không có bất kỳ một biện pháp nào giúp loại bỏ muỗi ra khỏi môi trường sống một cách triệt để. Các biện pháp hiện đang sử dụng phổ biến như nằm màn, dùng vợt điện, thả cá, súc rửa dụng cụ chưa nước, bôi kem chỉ hạn chế phần nào số lượng muỗi hoặc khả năng bị muỗi đốt. Ngay cả việc dùng bình xịt hay hoá chất cũng chỉ đem lại hiệu quả tức thì tại thời điểm ứng dụng, sau đó, nếu gặp thời tiết thuận lợi, muỗi lại sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, việc duy trì thói quen sử dụng các biện pháp xua muỗi, diệt muỗi vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác.
Bình luận của bạn