Dịch sốt xuất huyết lan rộng trên phạm vi cả nước
Hà Nội: Thêm 1 người tử vong vì sốt xuất huyết
Tác hại của sốt xuất huyết và sốt rét với phụ nữ mang thai
5 điều nên làm khi bị sốt xuất huyết theo lời khuyên của bác sỹ
Tại sao lượng tiểu cầu vẫn thấp sau khi khỏi sốt xuất huyết?
ThS.BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trả lời:
Chào bạn!
Bệnh sốt xuất huyết có nguyên nhân rất rõ ràng, đường truyền lây bệnh cũng rất rõ ràng. Nếu bạn không bị muỗi đốt bao giờ thì bạn sẽ không có nguy cơ bị sốt xuất huyết.
Nếu nói về tăng sức đề kháng để phòng chống bệnh thì thực ra không phải là người khỏe không mắc bệnh, người khỏe cũng vẫn bị sốt xuất huyết như thường. Nhưng nếu bạn có sức đề kháng tốt, sức khỏe tốt thì nếu bị bệnh sẽ bị nhẹ hơn. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai nếu bị sốt xuất huyết sẽ nặng hơn và lâu hồi phục hơn.
Để tăng cường sức đề kháng, bạn cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, các vi chất như kẽm, sắt... Các loại thực phẩm giàu vitamin A mà bạn có thể bổ sung là các loại quả màu đỏ, màu vàng, các loại rau xanh thẫm. Các loại thực phẩm giàu vitamin C là quả có múi, các loại rau xanh...
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung đầy đủ proein cho cơ thể.
Để phòng ngừa sốt xuất huyết, cách duy nhất là phòng ngừa muỗi đốt. Bạn nên thực hiện một số điều sau để ngăn ngừa muỗi đốt:
- Nên đóng cửa sổ lúc sáng sớm và chiều tối (vì đây là thời gian muỗi gây bệnh sốt xuất huyết hoạt động nhiều nhất) để tránh muỗi bay vào nhà.
- Mặc quần áo dài tay.
- Bôi thuốc chống muỗi chứa DEET.
- Loại bỏ nơi sinh sống của muỗi, phát quang bụi rậm, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, thoáng. Không để nước đọng trong chum, thùng,…
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn