Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nhà vệ sinh công cộng
Sai lầm ai cũng mắc khi dùng nhà vệ sinh
Mắc thêm bệnh từ nhà vệ sinh bệnh viện
Mỗi ngày gần 1.000 trẻ em chết vì thiếu nhà vệ sinh
Đề xuất đầu tư 110 tỷ xây 1.000 nhà vệ sinh công cộng ở TP.HCM
Nhiễm trùng
Các loại vi khuẩn như E. coli, liên cầu, tụ cầu và shigella... là những vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy trong các nhà vệ sinh công cộng. Những vi khuẩn này có thể lây nhiễm sang bạn nếu bạn không đảm bảo vệ sinh sau khi sử dụng những nhà vệ sinh công cộng.
Một số chủng vi khuẩn như E. coli và Shigella có thể gây bệnh tiêu chảy, kiết lỵ và đau bụng nghiêm trọng.
Nhiễm trùng phổi và da
Các loại vi khuẩn như Streptococcus có thể gây viêm họng, nhiễm trùng da, viêm phổi, ngộ độc thực phẩm... Các loại vi khuẩn này thường nán lại xung quanh trên bề mặt vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng trong thời gian lâu hơn, do đó làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh.
Nhiễm virus
Bạn cũng có thể bị cảm lạnh sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Một số virus như: cúm, virus norovirus... có thể tồn tại nhiều ngày trên bề mặt các thiết bị vệ sinh trong nhà vệ sinh công cộng và chúng sẽ lây nhiễm sang bạn khi bạn sử dụng các nhà vệ sinh này.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Nghe có vẻ hoang đường như việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng cũng có thể là một yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mặc dù khả năng này là rất thấp nhưng nếu tiếp xúc với các mầm bệnh của những người mắc bệnh tồn tại ở nhà vệ sinh công cộng thì bạn cũng có khả năng bị lây nhiễm.
Bằng việc áp dụng các biện pháp vệ sinh đơn giản như rửa tay bằng xà phòng và tăng khả năng miễn dịch cơ thể... sẽ giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh này từ các nhà vệ sinh công cộng. Bạn cũng không nên quá lo lắng bởi có những thứ xung quanh bạn thậm chí còn bẩn hơn gấp hàng trăm lần so với nhà vệ sinh công cộng, chẳng hạn như điện thoại di động, khăn lau bếp, thớt, bàn phím máy tính... và bàn làm việc của bạn cũng có thể chính là nơi "cư ngụ" của virus cúm.
Xem thêm: Những nơi còn bẩn hơn cả bồn cầu!
- Sử dụng giấy, hoặc khăn giấy khi mở cửa nhà vệ sinh công cộng.
- Làm sạch bệ ngồi toilet nhà vệ sinh công cộng với giấy vệ sinh trước khi sử dụng.
- Sử dụng giấy vệ sinh để nhấn nút xả nước
- Rửa tay thật kỹ và lau tay khô bằng khăn giấy sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
- Không nên ngồi quá lâu trong các nhà vệ sinh công cộng, nên giải quyết "nhu cầu" nhanh chóng và thoát ra ngoài càng sớm càng tốt.
Bình luận của bạn