Người nhà bệnh nhân và nhân viên vệ sinh dọn dẹp nước ứ đọng từ khu nhà vệ sinh tràn ra hành lang Bệnh viện K Hà Nội
Nguy cơ ung thư từ... nhà vệ sinh
Bệnh nhân tử vong trong nhà vệ sinh bệnh viện
Bệnh viện Bạch Mai sẽ có sân đỗ máy bay trực thăng
Đi bệnh viện, khiếp quá!!!
Văn hóa bệnh viện: Không thể từ một phía
“Phải bịt mũi mới dám vào nhà vệ sinh”
Đó là lời cảm thán của bác Nguyễn Thị Loan (60 tuổi, Nam Định) tại NVS tầng 1, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Bác Loan cho biết, ngay khi bước chân vào, đã thấy mùi khai xộc lên, nhưng không thể quay ra vì phải lấy nước tiểu làm xét nghiệm.
Chị Hà Thị Trang (30 tuổi, Phú Thọ) chia sẻ thêm: “Sàn nhà ướt lép nhép, giấy bẩn tràn cả thùng rơi đầy ra nền nhà, bồn cầu thì ứ đọng. Nhưng vẫn phải đi chứ biết làm sao”!
Theo ghi nhận của PV, NVS ở đây có 5 gian nhỏ thì 4 gian đã bị khóa kín do hỏng hóc. Một gian dùng được thì lúc nào cũng có hàng chục người xếp hàng chờ đến lượt. Để nhanh chóng “giải quyết”, thường thấy 2 người vào chung 1 gian và mở cửa để khỏi bị “chết ngạt”.
Tại Bệnh viện Quân y 103, phòng bệnh nội trú được bố trí NVS kiêm nhà tắm ngay trong phòng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân phản ánh, do phòng bệnh quá chật hẹp, người nhà bệnh nhân phải nằm ghép, nằm tràn ra nền nhà, sát cửa NVS. Ngoài việc thường xuyên phải hít thở mùi hôi hám, không ít người đang ăn cảm thấy gai người khi nghe tiếng nước xối ở phía trong…
NVS tại Cơ sở 1 Bệnh viện K (phố Quán Sứ, Hà Nội) quá đơn giản đến mức thiếu thốn, mặc dù đã được cải tạo nhiều lần từ công trình cũ. Ở đây, việc bồn cầu hỏng, giật không ra nước, thiếu nước rửa tay, nước từ NVS tràn ra ngoài hành lang… là chuyện thường ngày vẫn thấy.
Cận cảnh nhà vệ sinh khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
Bệnh viện – nơi phát sinh mầm bệnh
ThS.BS Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm dị ứng - miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng: Bệnh viện là nơi ngập tràn những loại vi khuẩn lây bệnh, đặc biệt những nơi như NVS bệnh viện được xem là ổ siêu vi trùng nguy hiểm lây nhiễm vô vàn căn bệnh.
Khu vệ sinh là nơi chứa chất thải của rất người bệnh. Theo khuyến cáo gần đây của ngành y tế, dịch tiết của người bệnh (nước tiểu, máu…) liên quan đến nhiều căn bệnh, điển hình như bệnh Ebola. Đáng ra, những nơi này phải được quan tâm và vệ sinh thường xuyên, tránh việc lây nhiễm chéo các căn bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, NVS bệnh viện vừa rất bẩn vừa không có nước rửa tay, xà bông… góp phần làm bẩn môi trường bệnh viện nói chung, gây hậu quả nhiễm trùng bệnh viện ở mức báo động, tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ cũng ở mức cao. Và vô hình trung, bệnh viện là nơi chữa bệnh nhưng đang có nguy cơ trở thành nơi phát sinh mầm bệnh bởi những NVS như thế!
Xây thêm nhà vệ sinh hay nên xây ý thức?
Nhu cầu được cung cấp dịch vụ NVS sạch, phòng tránh các bệnh lây qua đường tiêu hóa, nhiễm trùng là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, một chuyên gia ngành y tế cho rằng, hiện nay bệnh viện ở nước ta chỉ bố trí NVS phục vụ bệnh nhân (tính trên giường bệnh), mà chưa hề tính đến trường hợp bệnh viện quá tải và phục vụ người nhà bệnh nhân.
Khi thiết kế bệnh viện mới phải tính đến nhu cầu NVS cho bệnh nhân và cả người nhà đi theo chăm sóc. Với các bệnh viện cũ nên bổ sung các khu vệ sinh công cộng triển khai theo hình thức xã hội hóa.
Bác sỹ Dương Đức Hùng - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay với số lượng bệnh nhân và người nhà đến bệnh viện đông như hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai dự kiến sẽ phải xây dựng năm NVS công cộng, nhưng vấn đề khó khăn là thiếu kinh phí để duy trì các NVS đó. Việc xã hội hóa NVS, thu phí để duy trì nhân công, cung cấp nước, xà bông… cho các khu vệ sinh công cộng trong bệnh viện là điều cần thiết.
Bên cạnh việc xây dựng thêm NVS, thiết nghĩ cũng cần phải lưu tâm tới ý thức của đa số bệnh nhân và người nhà khi đi thăm khám hay lưu trú tại bệnh viện.
Chuyện khá phổ biến ở các bệnh viện là mặc dù đã có biển chỉ dẫn “Đi xong dội nước”, “Bỏ giấy vào thùng”, “Không khạc nhổ bừa bãi”, thế nhưng nhiều người vẫn làm ngơ, vô tư làm ngược lại với những gì đã quy định. Bên cạnh những cố gắng cải tạo trang thiết bị NVS từ phía bệnh viện, người dân nên chăng cũng cần phải “chỉnh trang” lại ý thức để giữ gìn vệ sinh chung góp phần bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình?
Bình luận của bạn