Hen phế quản có thể chuyển nhanh thành suy hô hấp nặng ở trẻ. Nguồn ảnh: Internet
Hen phế quản có di truyền không?
Tăng nguy cơ hen phế quản ở trẻ do dùng đồ nhựa
Bệnh hen phế quản – nhìn từ góc độ Đông Y
Hen phế quản chuyển nhanh thành suy hô hấp nặng ở trẻ
Trả lời:
Bác sỹ Phạm Thanh Xuân – Nguyên Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Chị có thể nhận biết bệnh hen phế quản của trẻ qua một số biểu hiện như: Ho (lúc đầu ho khan, sau xuất tiết nhiều đờm dãi, ho dai dẳng, ho nhiều về đêm, nhất là khi thay đổi thời tiết); Khạc đờm (khi trẻ ho khạc nhiều đờm dãi, nhất là khạc đờm trắng có khi có mủ); Khó thở (chủ yếu là khó thở ra, kéo dài, nhẹ thì khó thở khi ho, khóc, nuốt…); Thở khò khè (dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi, chán ăn, đau bụng, nặng ngực…).
Để phòng ngừa bệnh hen phế quản ở trẻ, chị cần:
- Đề phòng, loại trừ, cách ly với các yếu tố phát sinh cơn hen như không ăn những thưc ăn có khả năng gây dị ứng, nhất là khi trẻ đã bị dị ứng với các loại thức ăn nào đó từ trước;
- Môi trường sinh hoạt, nhà cửa phải thoáng mát, giảm bớt hoặc loại trừ các dị nguyên hô hấp như bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, khói…
- Điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với các dị nguyên đã được phát hiện;
- Loại trừ các gai kích thích, viêm nhiễm tái phát nhiều lần đường hô hấp trên, các nhiễm khuẩn tai mũi họng;
- Dạy bé tập thở để tăng khả năng hô hấp, làm co giãn phổi tốt bằng các môn thể thao thích hợp với lứa tuổi;
- Thay đổi môi trường khí hậu cho bé, chuyển đến nhưng nơi có môi trường khí hậu tốt, thích hợp với người bị hen phế quản, các bệnh dị ứng…
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn