Phòng ngừa các bệnh dễ bùng phát trong mùa mưa lũ
27 người thiệt mạng vì mưa lũ
Mưa lớn, thực phẩm, rau xanh Hà Nội tăng giá
Bệnh viêm gan E liên quan đến mưa lũ
Ngành Y tế "chạy đua" khắc phục hậu quả sau mưa lũ ở Bắc Bộ
Bệnh lây truyền qua nước
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khi xảy ra mưa lũ, úng lụt các bệnh lây truyền qua nước sẽ có nguy cơ bùng phát hàng đầu. Đó phải kể đến các bệnh như tả, lị... Ngoài ra, một số bệnh khác như tiêu chảy do rota vi rút, tay chân miệng, tiêu chảy do khuẩn E.coli, tình trạng nhiễm giun sán... cũng sẽ có cơ hội lây truyền nhanh hơn.
Nguyên nhân là do ô nhiễm phân do môi trường bị úng ngập nên nguồn bệnh rất dễ lây lan. Lại trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo do nước ngập, nếu ăn, uống phải các nguồn nước, thực phẩm nhiễm các vi khuẩn, vi rút này sẽ rất dễ lây bệnh.
Bệnh Leptospira
Bệnh lettospira là một bệnh truyền nhiễm ở thú và người do xoắn khuẩn Leptospira interrogans. Đáng nói, vật mang trùng thường là loài gậm nhấm như chuột và đa số trường hợp bị nhiễm do ăn thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bệnh. Xoắn khuẩn có nhiều trong tự nhiên có thể đi qua da, niêm mạc nguyên lành.
Trong khi đó, với tình trạng mưa lũ này có thể tăng nguy cơ ổ bệnh trong môi trường. Bởi nước tiểu chuột chứa vi khuẩn có thể gây ô nhiễm các dòng nước, nếu người bệnh lội vào các vùng nước ô nhiễm nước tiểu chuột có nguồn bệnh, xoắn khuẩn này tự xuyên qua da hoặc xâm nhập qua các vết trầy xướt và gây bệnh.
“Đa số các trường hợp lây bệnh đều là do trên vùng da tiếp xúc với vùng nước có nguồn bệnh bị trầy xước. Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh bị sốt, các trường hợp nặng có thể có vàng da, suy gan, suy thận và chảy máu. Bệnh tuy không phổ biến nhưng vẫn gặp rải rác ở những người có công việc hay phải lội vào vùng cống rãnh”, BS Cấp nói.
Bệnh do ô nhiễm xác chết động vật
Trong và sau mưa, lũ, lụt, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Tại nhiều nơi bị cô lập trong khi bị lũ lụt, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, thiếu nước sạch, trong khi đó mầm bệnh từ các vùng nước ngập đọng, từ xác súc vật chết bị thối rữa tiếp tục lây lan nên có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh. Thực tế đã chứng minh rằng ở các vùng, miền sau mưa, lũ, lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ bùng phát các dịch bệnh đường tiêu hóa, bệnh đau mắt đỏ, bệnh nước ăn chân, … có thể tạo thành dịch nguy hiểm.
Ô nhiễm do xác chết động vật, chuột, gà, lợn chết ứ đọng trong vùng ngập lụt là mối nguy tiềm tàng gây nhiều loại bệnh cho con người. Hay ở những vùng có sốt rét lưu hành, tình trạng nước lên, ngập lụt cũng là điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sôi phát triển và con người sẽ có nguy cơ bị muỗi đốt, lây truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.
Các bệnh đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, mẩn ngứa, nấm kẽ do lội nước
Tình trạng môi trường ẩm, chăn chiếu ẩm mốc, chân ngâm trong nước nhiều... là tác nhân gây các căn bệnh đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, mẩn ngứa, nấm kẽ....
Để phòng các bệnh trên, yếu tố vệ sinh môi trường sau bão lũ rất quan trọng. Theo đó, cần thực hiện vệ sinh môi trường theo nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Đặc biệt cần đảm bảo vệ sinh nguồn nước, trong điều kiện mưa lũ không cung cấp được nước sạch mọi nước dùng trong sinh hoạt đều cần được khử khuẩ. Khử khuẩn bằng cách thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như Cloramin B hoặc viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Trong môi trường úng lụt nên đi ủng để phòng nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh. Cần thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Cần tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ màn để phòng nguy cơ sốt rét, sốt xuất huyết. Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng bệnh đau mắt đỏ.
Bình luận của bạn