Mưa lũ và ô nhiễm ánh sáng: Cơ hội cho các loài muỗi gây bệnh

Nhiều loài muỗi sinh sôi mạnh sau ngập lụt và mưa bão

Làm gì để phòng tránh bệnh dịch mùa mưa lũ?

Dự báo thời tiết: Mưa giảm, miền Trung vẫn đối mặt với ngập lụt

Trị bệnh ghẻ nước tại nhà với 4 nguyên liệu tự nhiên

Thiệt hại mưa lũ miền Trung: Vì sao nặng nề như vậy?

Ô nhiễm ánh sáng và nguy cơ dịch bệnh do muỗi truyền

Nghiên cứu của Đại học Notre Dame (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, ánh sáng nhân tạo tại các vùng đông dân cư làm tăng hoạt động của những loài muỗi mang mầm bệnh. Theo kết quả nghiên cứu, muỗi cái có xu hướng tấn công và hút máu người cao gấp 2 lần vào ban đêm trong môi trường có ánh sáng nhân tạo.

Một trong số những loài muỗi được nghiên cứu là Aedes aegeypti (tên thường gọi là muỗi vằn). Loài muỗi này mang nhiều mầm bệnh như sốt xuất huyết, virus Zika, sốt vàng da và virus chikungunya. Theo GS. Giles Duffield thuộc Khoa Sinh học (Đại học Notre Dame), muỗi vằn sinh sôi trong những vùng có dân cư sinh sống, do đó khả năng tiếp cận ánh sáng của chúng là rất cao.

Muỗi vằn (muỗi Aedes aegeypti) mang nhiều mầm bệnh và virus nguy hiểm

Muỗi vằn có xu hướng tấn công con người nhiều hơn những loài muỗi khác và là mầm bệnh nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng. Yếu tố ánh sáng và ô nhiễm ánh sáng góp phần quan trọng trong nghiên cứu dịch tễ học và phòng tránh bệnh lây truyền qua muỗi.

Phòng chống bệnh do muỗi truyền trong bão lụt và mưa lũ

Trong và sau mưa bão là thời điểm nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải theo dòng nước tràn ra, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là: Tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là nguy cơ của dịch bệnh COVID-19 trong điều kiện bão lũ, thiên tai.

Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong bão lụt và mưa lũ sau:

- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

- Tiêu diệt loăng quăng (bọ gậy), diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Thực hiện phun thuốc khử khuẩn và dọn dẹp vệ sinh để phòng bệnh sau mưa lũ

Sốt xuất huyết do muỗi vằn là bệnh do muỗi truyền thường gặp nhất sau ngập lụt. Ngoài ra, muỗi Anophele truyền bệnh sốt rét dễ lây lan thành dịch trong mùa mưa. Để phòng bệnh, người dân nên thực hiện các biện pháp sau:

- Ngủ màn (mùng), mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.

- Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước.

- Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết.

- Khi có dấu hiệu ốm, sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn