Trị bệnh ghẻ nước tại nhà với 4 nguyên liệu tự nhiên

Ghẻ nước: Bệnh da liễu “ăn theo” mùa mưa lũ

5 phương pháp điều trị bệnh chàm bác sỹ da liễu khuyên dùng

9 dấu hiệu cho thấy bệnh eczema của bạn đang trở nên nghiêm trọng

Cẩn thận nhiễm trùng da do nước vùng bão lũ

Thiệt hại mưa lũ miền Trung: Vì sao nặng nề như vậy?

Ghẻ nước là bệnh do ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei (cái ghẻ) gây nên. Những ký sinh trùng cực nhỏ này đào sâu vào lớp biểu bì và đẻ trứng bên trong da, gây thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, cơ quan sinh dục, nếp lằn vú và nách, gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ghẻ nước sẽ phát sinh các bệnh nhiễm trùng da thứ cấp như chốc lở, eczema rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.

Sarcoptes Scabiei (cái ghẻ) - nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ghẻ nước

Khi bị ghẻ nước, bạn cố gắng giữ cho da khô ráo, sát khuẩn bằng nước muối loãng. Người dân vùng lũ nếu chưa đến gặp được bác sỹ da liễu, có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên tại nhà như:

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có chứa hợp gọi là terpinen-4-ol giúp tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ nước. Ngoài ra, đặc tính chống viêm, kháng nấm và chữa lành vết thương của tinh dầu tràm trà giúp trị bệnh ghẻ hiệu quả.

Cách thực hiện:

- Pha loãng 3-5 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất trong khoảng 30ml dầu nền (dầu jojoba hoặc dầu dừa). Thoa hỗn hợp vào vùng da bị ghẻ 2 lần/ngày trong 7 ngày. Ngừng áp dụng nếu xảy ra kích ứng.

- Hoặc, thêm 10-12 giọt tinh dầu nguyên chất vào chậu nước ấm. Tắm 2 lần/ngày trong vài tuần.

Lưu ý, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tránh sử dụng tinh dầu tràm trà. Hoặc nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước.

Nguyên liệu tự nhiên trị bệnh ghẻ nước kể trên rất phổ biến. Bạn có thể tìm mua tại hiệu thuốc hay cửa hàng sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Nha đam (lô hội)

Nha đam có tính kháng khuẩn, giàu đặc tính dược liệu tự nhiên. Nó có thể thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh ghẻ, côn trùng cắn và nhiều trình trạng da khác.

Cách thực hiện:

- Nhánh nha đam gọt bỏ vỏ xanh, loại bỏ nhựa vàng. Sau đó thoa gel nha đam trong lên vùng da bị ghẻ. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/ngày cho đến khi bạn nhận thấy sự cải thiện.

- Hoặc, bạn cho bột nghệ với 2 thìa gel lô hội. Bôi hỗn hợp lên vùng da bị ảnh hưởng và để nó tự khô. Thực hiện 2 lần/ngày.

Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương có đặc tính giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm. Nó có thể làm khô mụn nước và phát ban do ghẻ.

Cách thực hiện:

- Kết hợp 10 giọt tinh dầu đinh hương với 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê dầu dừa.

- Thoa hỗn hợp lên da 2 lần/ngày để làm dịu da.

Nghệ

Nghệ là loại thảo mộc có đặc tính khử trùng và chống viêm, có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh ghẻ nước.

Cách thực hiện:

- Trộn 1 thìa bột nghệ với vài giọt nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.

- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị ghẻ nước, giữ nguyên trong 1 giờ. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Thực hiện cách này cho đến khi bạn thấy da có sự cải thiện.

Cách phòng bệnh ghẻ nước

Với điều kiện thời tiết như hiện nay, bệnh ghẻ nước có nguy cơ tái phát cao kể cả khi đã điều trị thành công. Do đó, người dân sống trong vùng lũ nói chung nên:

- Vệ sinh cơ thể hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt ở vùng da có nếp gấp.

- Ăn uống lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch.

- Hạn chế tiếp xúc với nước bẩn. Sau khi tiếp xúc cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

- Khi bị ghẻ nước, cần tiến hành kiểm tra và điều trị sớm; không dùng chung đồ dùng cá nhân để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu