Phòng tránh sốt virus cho trẻ như thế nào?

Sốt virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy cách xử lý tốt nhất là hạ sốt

Dễ nhầm sốt xuất huyết với sốt phát ban và sốt siêu vi

Khi nào co giật do sốt phát triển thành bệnh động kinh?

Làm gì khi bị sốt virus?

Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: 

Chào bạn!

Sốt virus (sốt siêu vi) là trường hợp trẻ bị sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Hầu hết các trường hợp sốt virus có biểu hiện đau đầu, đau nhức người và nổi ban. Sốt virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi bị sốt virus, bệnh nhân sẽ được triệu chứng như hạ sốt, chống mất nước, cách ly tránh lây nhiễm. 

Giai đoạn ủ bệnh trẻ có thể có những biểu hiện không đặc thù như mệt mỏi, đau nhức người và sau đó sốt. Biểu hiện sốt trong sốt virus là có thể sốt rất cao. Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm đỏ họng hầu, chảy mũi nước, nghẹt mũi, nhức đầu, đỏ mắt, ho, đau khớp, đau cơ và nổi ban trên da. Trẻ bị sốt virus nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng như xuất huyết, viêm não, viêm cơ tim, thậm chí gây tử vong nhanh chóng.

Phòng ngừa sốt virus rất khó. Các biện pháp thường được khuyến cáo là đảm bảo dinh dưỡng tốt, nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng, rửa tay thường xuyên, cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C để nâng cao sức đề kháng.... Nếu trong lớp học hoặc khu dân cư có trẻ bị bệnh thì cần nhanh chóng cách ly, hạn chế tiếp xúc. 

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không hạ; Ngủ nhiều; Xuất hiện co giật; Đau đầu liên tục và tăng dần; Buồn nôn; Nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày...

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị