Để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất bạn nên khám răng định kì 6 tháng/lần.
Răng rụng dự báo bệnh tim?
Rụng răng "thê thảm" vì thiếu hiểu biết
Chăm sóc răng an toàn tại nhà
Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc răng cho trẻ
Bác sỹ Phạm Như Hải - Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cu ba:
Chào bạn! Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc răng bị sứt, mẻ đó là nguyên nhân bên trong và nguyên nhân do các tác nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là do thiếu hụt calci trong men răng làm cho răng dễ bị phá vỡ hoặc sâu răng làm ảnh hưởng đến men răng tạo nên các vết nứt. Khi đó, chỉ cần tác động nhẹ từ bên ngoài vào cũng có khả năng khiến răng bị vỡ, mẻ nhanh chóng. Đây không phải là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng răng bị sứt nhưng bạn cũng cần chú ý đến khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng để bổ sung calci giúp răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, sứt răng, mẻ răng có thể do một vài nguyên nhân do các tác nhân bên ngoài gây nên:
- Thứ nhất, do răng bị mài mòn tự nhiên bởi các thức ăn có tính acid, thường do có thói quen sử dụng thực phẩm thường xuyên có tính acid như dưa chua, cà muối, măng, giấm ớt, cà phê, rượu… Hạn chế bằng cách giảm ăn uống các thực phẩm có tính acid.
- Thứ hai, do tình trạng thiếu calci dẫn tới răng dễ bị vỡ tự nhiên. Hạn chế bằng cách bổ sung calci, ăn thức ăn có nhiều calci.
- Thứ ba, một số người có thói quen nghiến răng hoặc có tật nghiến răng khi ngủ. Điều này tác động lâu dài làm tổn thương răng và làm răng dễ vỡ.
- Thứ tư, có thể là do thói quen ăn các thực phẩm cứng, cắn vật cứng cũng làm răng dễ bị vỡ. Để răng không bị sứt mẻ, bạn nên hạn chế ăn, nhai các thực phẩm cứng.
Bạn nên đến khám nha sỹ để có tư vấn cụ thể hơn về nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận của bạn