ThS.BS Ngô Thị Huyền khám cho người bệnh loạn trương lực cơ cổ - Ảnh: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Rối loạn lo âu lan tỏa - căn bệnh dễ bị bỏ qua
Mối liên hệ giữa hội chứng ruột kích thích và rối loạn cương dương
Run do rối loạn trương lực cơ là gì, triệu chứng, cách điều trị?
Điều trị run tay chân do rối loạn trương lực cơ bằng các phương pháp nào?
Cụ thể, bệnh nhân là chị L.T.H (41 tuổi), sinh sống và làm việc tại Tiệp Khắc, bắt đầu xuất hiện tình trạng loạn trương lực cổ xoay cách đây khoảng một năm. Các cơ vùng đầu, mặt và cổ của chị tự động xoay sang trái, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc. Tình trạng này khiến chị không thể đi làm trong suốt bốn tháng. Chị H. đã thăm khám tại nhiều bệnh viện ở Tiệp Khắc nhưng chỉ được chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ và điều trị bằng thuốc mà không có tiến triển.
Chị quyết định trở về Việt Nam để thăm khám. Sau khi điều trị không hiệu quả tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, chị H. tìm đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tại đây, chị được chẩn đoán chính xác là loạn trương lực cơ cổ và được chỉ định điều trị bằng tiêm botulinum toxin. Chị được tiêm thuốc và xuất viện ngay trong buổi sáng. Ngay sau tiêm, chị H. đã cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn ở vùng cổ.
ThS.BS Ngô Thị Huyền, Khoa Nội Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: “Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự cải thiện sau 5-7 ngày tiêm và hiệu quả sẽ tăng dần. Tác dụng tối đa thường đạt được sau khoảng một tháng và duy trì trong 3-4 tháng.”
Bác sĩ Huyền cũng giải thích thêm: “Loạn trương lực cơ xuất phát từ rối loạn chức năng của các nhân xám trong não. Các bệnh lý như viêm nhiễm hệ thần kinh, u não, đột quỵ, bệnh não thoái hóa và bệnh di truyền có thể gây tổn thương nhân xám trung ương. Những trường hợp không xác định được nguyên nhân được gọi là loạn trương lực vô căn (loạn trương lực nguyên phát).”
Loạn trương lực là một rối loạn vận động thần kinh, biểu hiện bằng các cơn co cơ liên tục hoặc lặp đi lặp lại ngoài ý muốn, tạo ra các tư thế bất thường ở một hoặc nhiều vùng cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 1/2000 dân. Loạn trương lực có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, với các dạng thường gặp như:
- Co thắt mi mắt: Gây nhắm mắt tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Loạn trương lực hàm miệng: Co thắt các cơ hàm miệng, gây khó khăn khi nói hoặc cắn chặt hàm.
- Loạn trương lực cổ: Làm cổ bị xoay, gập hoặc ngửa về một bên.
- Loạn trương lực tay: Gây gập cổ tay hoặc ngón tay khi viết hoặc chơi nhạc cụ, thường bị nhầm lẫn với bệnh lý khớp hoặc hội chứng chèn ép ống cổ tay.
- Loạn trương lực phát âm: Làm gián đoạn lời nói, gây khó khăn khi phát âm.
- Loạn trương lực toàn thể: Ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Khi bệnh nhân đến khám, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm nguyên nhân và điều trị. Nếu việc điều trị nguyên nhân không hiệu quả, các phương pháp điều trị giảm triệu chứng sẽ được áp dụng, bao gồm thuốc uống, tiêm botulinum toxin, phẫu thuật và các liệu pháp hỗ trợ. Đây là một bệnh mạn tính, thường cần điều trị suốt đời (80-90%). Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân, bác sĩ Huyền chia sẻ.
Bình luận của bạn