Điều trị run tay chân do rối loạn trương lực cơ bằng các phương pháp nào?

Rối loạn trương lực cơ có thể gây run tay chân, co thắt mí mắt, vẹo cổ…

Run tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Kinh nghiệm chữa run do rối loạn thần kinh thực vật

Thiên ma câu đằng ẩm - bài thuốc cổ truyền giúp giảm run tay chân

Hội chứng ngoại tháp: Điều trị sớm, cơ hội hồi phục cao

Rối loạn trương lực cơ là gì, biểu hiện?

Rối loạn trương lực cơ là một rối loạn vận động xảy ra khi cơ thể không thể kiểm soát được sự co thắt của các cơ. Sự co thắt có thể ảnh hưởng đến một phần của cơ thể, dẫn đến các cử động lặp đi lặp lại hoặc các tư thế bất thường. Rối loạn trương lực cơ có thể ảnh hưởng đến một cơ, một nhóm cơ hoặc toàn bộ cơ trên cơ thể. Hiện nay, rối loạn trương lực cơ ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số và nữ giới có nguy cơ mắc phải rối loạn này cao hơn nam giới.

Các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo rối loạn trương lực cơ có thể dao động từ rất nhẹ đến nặng, nghiêm trọng. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến các phần khác nhau của cơ thể và các triệu chứng cũng thường tiến triển qua nhiều giai đoạn. Một số biểu hiện rối loạn trương lực cơ ban đầu có thể kể tới như:

- Kéo lê một chân.

- Chuột rút ở bàn chân.

- Cổ bị giật tự phát.

- Nhấp nháy mắt không kiểm soát được.

- Nói khó khăn.

Rối loạn trương lực cơ có thể gây đau đớn do cơ thường xuyên bị co thắt

Căng thẳng hoặc mệt mỏi có thể gây ra các triệu chứng hoặc khiến chúng trầm trọng hơn. Những người mắc chứng rối loạn trương lực cơ thường hay thấy đau đớn và mệt mỏi do co thắt cơ liên tục.

Nếu các triệu chứng rối loạn trương lực cơ xảy ra ở trẻ em, chúng thường xuất hiện đầu tiên ở bàn chân hoặc bàn tay và nhanh chóng tiến tới các phần còn lại của cơ thể. Tuy nhiên, sau tuổi niên thiếu, tốc độ tiến triển có xu hướng chậm lại.

Khi rối loạn trương lực cơ xuất hiện ở đầu tuổi trưởng thành, các triệu chứng thường bắt đầu ở phần trên cơ thể. Sau đó, các triệu chứng tiến triển chậm, có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phận lân cận trên cơ thể.

Điều trị rối loạn trương lực cơ

Để kiểm soát các cơn co thắt cơ, điều trị triệu chứng, bác sỹ có thể khuyên bạn dùng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật:

Các loại thuốc điều trị rối loạn trương lực cơ

Tiêm Botox có thể giúp giảm co thắt cơ do rối loạn trương lực cơ

- Tiêm onabotulinumtoxinA (Botox) vào các cơ cụ thể có thể làm giảm hoặc loại bỏ các cơn co thắt cơ và cải thiện các tư thế bất thường. Các mũi tiêm thường được lặp lại từ 3 - 4 tháng/lần.

Tác dụng phụ của các thuốc này thường nhẹ và tạm thời, bao gồm yếu, khô miệng hoặc thay đổi giọng nói.

Các loại thuốc khác nhắm vào các chất dẫn truyền thần kinh trong não, ảnh hưởng đến chuyển động của cơ bao gồm:

- Carbidopa-levodopa (Duopa, Rytary): Thuốc này có thể làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine.

- Trihexyphenidyl và benztropine (Cogentin): Những loại thuốc này hoạt động trên chất dẫn truyền thần kinh khác với dopamine. Tác dụng phụ có thể là mất trí nhớ, mờ mắt, buồn ngủ, khô miệng và táo bón.

- Tetrabenazine (Austedo, Xenazine): Thuốc này ngăn chặn dopamine và có tác dụng phụ như buồn ngủ, căng thẳng, trầm cảm hoặc mất ngủ.

- Diazepam (Valium), clonazepam (Klonopin) và baclofen (Lioresal, Gablofen): Những thuốc này làm giảm việc dẫn truyền thần kinh và có thể có tác dụng đối với một số dạng rối loạn trương lực cơ. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ.

Phẫu thuật

Nếu triệu chứng nặng hơn, bác sỹ có thể đề nghị bạn thực hiện các phẫu thuật như:

- Kích thích não sâu: Các điện cực được cấy vào não và kết nối với một máy phát điện (cấy ghép tại ngực). Máy phát điện sẽ gửi xung điện đến não để giúp kiểm soát các cơn co thắt cơ.

- Phẫu thuật điều trị chọn lọc: Thủ thuật này bao gồm việc cắt các dây thần kinh kiểm soát co thắt cơ, đây có thể là một lựa chọn để điều trị một số rối loạn trương lực cơ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể gợi ý bạn tập vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ, thực hiện các phương pháp kéo giãn/xoa bóp, dùng sản phẩm thảo dược… để giảm đau cơ bắp.

Lưu ý trong điều trị rối loạn trương lực cơ

Trong điều trị rối loạn trương lực cơ, việc sử dụng các thuốc Tây y có thể giúp làm giảm tạm thời triệu chứng run. Đó chỉ là giải pháp mang tính tạm thời và chỉ tác động đến “phần ngọn”. Về lâu dài, người bệnh cần có giải pháp để tăng cường chức năng của hệ thần kinh và ổn định tính dẫn truyền.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, sử dụng một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong 2 thảo dược truyền thống là thiên ma, câu đằng có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng run tay chân do mọi nguyên nhân. Đó là bởi các hoạt chất sinh học có trong 2 thảo dược này có tác dụng an thần trấn tĩnh và đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, nhờ đó điều chỉnh lại những rối loạn chức năng của não bộ và giảm run hiệu quả.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh