Cứ 10 người bị đột quỵ não thì có một người bị đau mạn tính, theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ
Ngăn ngừa huyết khối, phòng ngừa đột quỵ
Cách chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ não
Tắm sai cách mùa Đông, người già dễ đột quỵ
Người bệnh đái tháo đường: Căng thẳng, trầm cảm là đột quỵ ngay!
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bác,
Đau mạn tính là một biến chứng thường gặp của đột quỵ não (tai biến mạch máu não), đặc trưng là đau dai dẳng ít nhất 6 tháng, có thể bao gồm: Đau đầu, đau cơ xương, hội chứng đau phức hợp, tăng co cứng, loạn dưỡng xơ cứng và đau thần kinh. Trong đó, đau cơ, đau khớp là phổ biến nhất bởi cơn đột quỵ não có thể khiến cho một số cơ bắp bị yếu, bị cứng cũng như ảnh hưởng đến khớp.
Điều trị đau cơ xương khớp sau đột quỵ khá đơn giản, bác có thể tham khảo một trong những cách dưới đây:
- Tập các bài tập chuyển động khớp (ROM) và bài tập kéo giãn;
- Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) theo hướng dẫn của bác sỹ;
- Tiêm cortisone để giảm viêm;
- Chọn các tư thế ngồi/nằm thoải mái nhất, đỡ đau nhất.
- Nếu cơ bắp bị cứng thì tiêm botulinum toxin (botox), kích thích điện ở não hoặc châm cứu cũng có thể giúp đỡ.
Tình trạng đau thần kinh, còn gọi là hội chứng đau trung ương (CPS) tuy hiếm gặp hơn nhưng lại khó điều trị. CPS gây ra bởi sự suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương. Theo nghiên cứu, 63% trường hợp đột quỵ xuất hiện cơn đau trong vòng 1 tháng, 18% xuất hiện trong vòng 6 tháng, 18% xuất hiện sau 6 tháng. Bệnh nhân thường phàn nàn về hiện tượng tăng đau quá mức đối với một kích thích đau mức bình thường, đôi khi một làn gió thổi qua cũng gây đau khủng khiếp.
Trong những trường hợp nay, thuốc giảm đau có thể không hiệu quả. Tuy nhiên, các thuốc chống co giật như gabapentin (Neurontin) và pregabalin (Lyrica) có thể có ích. Tâm lý căng thẳng có thể làm tăng cường độ đau, do đó, việc quản lý căng thẳng cũng giúp kiểm soát cơn đau.
Một biến chứng khác của đột quỵ gây đau co cứng, tức là cơ bắp bị co một cách không tự nguyện. Tình trạng này dẫn tới cơ bắp và dây chằng, ảnh hưởng tới việc kéo giãn cơ. Lựa chọn điều trị đau co cứng bao gồm:
- Vật lý trị liệu để kéo giãn các cơ bắp bị co, sử dụng nẹp để cố định cơ bắp ở vị trí bình thường;
- Thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm;
- Tiêm botox để giảm tình trạng co cứng bằng cách ngăn chặn các tín hiệu điện từ dây thần kinh đến các cơ bắp. Một chất khác có tên là phenol cũng có thể được sử dụng.
- Phẫu thuật.
Bác nên đến bệnh viện để khám xem tình trạng đau của mình có nguyên nhân là gì và thảo luận các phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc bác và gia đình luôn khỏe mạnh!
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Bình luận của bạn