Ông Võ Nhật Thanh – Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Long Hội, Chủ đầu tư công trình thủy điện Đạ Dâng
Vụ sập hầm thủy điện: Sức khỏe của 12 công nhân tiến triển tốt
Điểm tin 22/12: Công nhân vụ sập hầm đã có thể xuất viện
Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng: Sự cố là tất yếu!
Nạn nhân vụ sập hầm được hỗ trợ 60 triệu đồng
Sập hầm thủy điện: Giải cứu thành công 12 công nhân
Chiều 22/12, tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức cuộc họp báo tổng hợp, đánh giá toàn bộ công tác cứu hộ cũng như làm rõ nhiều vấn đề về tai nạn sập đường hầm thủy dẫn nước công trình thủy điện Đạ Dâng (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương) khiến 12 công nhân bị mắc kẹt vào sáng 16/12.
Nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm
Chủ trì cuộc họp là ông Nguyễn Xuân Tiến – Bí thư tỉnh ủy và ông Đoàn Văn Việt – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra còn có chủ đầu tư, 2 đơn vị thi công công trình và nhiều lãnh đạo các cơ quan ban ngành có lực lượng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn trong gần 4 ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra.
Thông tin chính thức được công bố, vào khoảng 7h 20 phút sáng 16/12 đoạn hầm dài 35 mét trong đường dẫn nước công trình thủy điện Đạ Dâng bất ngờ đổ sập, cô lập 12 công nhân đang làm việc bên trong. Vị trí đoạn hầm bị sập cách cửa nhận nước khoảng 500 mét, trong khi tổng chiều dài đường hầm là 720 mét. Đơn vị thi công đào được 600 mét thì xảy ra sự cố.
Sau khi tai nạn nghiêm trọng trên xảy ra, 21 cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng đồng loạt vào cuộc, sau đó nhận được sự tiếp viện của 11 đơn vị cứu hộ, cứu nạn cấp bộ, trung ương. Lúc cao điểm có hơn 700 người tham gia ứng cứu tại hiện trường.
Tại cuộc họp, đại tá Phan Văn Hùng – Phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và thiếu tướng Bùi Văn Sơn – Giám đốc Công an tỉnh, đã thẳng thắn nhìn nhận việc có nhiều đơn vị tham gia cứu hộ nhưng phối hợp chưa tốt, chưa thống nhất trong công tác chỉ đạo và đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên cuối cùng, việc cứu thoát 12 công nhân bị mắc kẹt trong hầm an toàn sớm hơn thời gian dự kiến là điều đáng hoan nghênh dành cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn nói chung. Chính vì vậy UBND tỉnh Lâm Đồng đã khen thưởng cho 32 cá nhân, đơn vị tích cực tham gia công tác cứu hộ cứu nạn trong gần 4 ngày tai nạn xảy ra.
Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng thẳng thắn nhìn nhận việc có nhiều đơn vị tham gia cứu hộ nhưng phối hợp chưa tốt |
Nhà đầu tư xin lỗi chính quyền và người dân
Đại diện Chủ đầu tư công trình thủy điện Đạ Dâng là ông Võ Nhật Thanh – Chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Long Hội, thay mặt công ty gửi lời xin lỗi đến các cơ quan ban ngành của tỉnh, các công nhân. Ông Thanh nói, tai nạn xảy ra là điều đáng tiếc, không ai mong muốn.
Lý giải cho việc đường hầm dẫn nước dài 720 mét nhưng có sự thay đổi liên tục giữa các nhà thầu thi công, ông Thanh cho biết vì khu vực này địa chất yếu, nhiều đơn vị thi công không xử lý được. Cách đây 10 tháng đường hầm này đã đào thông được 600 mét. Đến khi Công ty Cổ phần Sông Đà 505 đảm nhiệm việc gia cố, đổ bê tông thì xảy ra tai nạn.
Ông Thành còn cho biết suốt những ngày cơ quan chức năng triển khai công tác cứu hộ cứu nạn cho 12 công nhân, người của công ty Long Hội luôn có mặt tại hiện trường để phối hợp. Riêng cá nhân ông do bận đi công tác nước ngoài mới về vào ngày hôm qua và đã có mặt tại Lâm Đồng vào hôm nay 22/12 để giải quyết vụ việc.
Về công tác thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trường, Thiếu tướng Bùi Văn Sơn thông tin hiện cơ quan điều tra đã lấy mẫu địa chất tại hiện trường đi giám định.
“Khi phát hiện những dấu hiệu sai phạm nào từ công tác khảo sát, thiết kế, thi công, giám định... căn cứ vào các quy định của pháp luật cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo luật định”, thiếu tướng Sơn nhấn mạnh.
Bình luận của bạn