Đồ họa mô phỏng hầm thủy điện bị sập khiến 12 công nhân mắc kẹt
Sập hầm thủy điện: Nước trong hầm dâng lên nhanh chóng
Sập hầm thủy điện ở Lâm Đồng: 12 người vẫn còn sống
Vẫn chưa tìm thấy học sinh bị lũ thủy điện cuốn trôi
Cuộc giao tiếp đặc biệt trong đường hầm bị sập
12 công nhân đang bị cô lập
7h 15 phút ngày 16/12/2014, đường hầm xuyên núi đang thi công thuộc công trình Nhà máy thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo, (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) bất ngờ sập một đoạn khoảng 20m. Vị trí sập cách miệng hầm khoảng 500m. Đoạn đường hầm nơi xảy ra sự cố đã được thi công khoảng 700m, nằm dưới chân núi. 12 công nhân bị mắc kẹt không có ai bị thương.
4 phía xung quanh họ là tường hầm được bao phủ bởi ngọn đồi rộng lớn. Phía trước họ là khối đất, đá, bùn nhão… chảy dài hàng chục mét. 3 phía còn lại là tường hầm được bao phủ bởi ngọn đồi rộng lớn. Đường hầm lại nằm sâu dưới mặt đất 70m, cộng với mưa lớn cả ngày khiến nước ngầm trong hầm ngày một dâng cao. Tại vị trí sập hầm thủy điện phía trên đỉnh đổi có 2 hố sâu, đất đá vẫn tiếp tục đổ xuống.
Đồ họa mô phỏng vị trí hầm sập và 12 công nhân đang bị mắc kẹt
Việc tiếp tế cho 12 người được thực hiện bằng cách: Sữa, cháo được đổ vào một thùng lớn bên ngoài, đưa một ống nhỏ vào ống tiếp tế, để đầu ống nhỏ bên trong từng người đến hút. Còn xúc xích thì được cột dây kẽm dài, kéo vào từng cây.
Bên trong hầm, các nạn nhân cho biết, họ phải ngồi co ro trên thiết bị công trình để tránh bị lạnh. Nước đã dâng lên cao 1 mét, đe dọa tính mạng của 12 người.
Anh Nguyễn Văn Quân đang ngóng chờ tin tức của em trai
Anh Nguyễn Văn Quân (SN 1989, quê Hà Tĩnh) đang ngóng chờ từng giây phút được gặp lại người em trai Nguyễn Văn Quang (SN 1995) đang bị mắc kẹt trong hầm. Trưa ngày 17/12, khi Quân đến miệng ống khoan gọi tên em thì nghe tiếng trả lời vọng ra từ trong hầm: “Anh ơi, em vẫn còn sống nhưng em bị kiệt sức rồi”.
Bác sỹ Phan Quốc Bảo – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 2, cho biết: Những người bị kẹt trong hầm thường gặp vấn đề như hạ thân nhiệt, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, thiếu dưỡng khí. Giới hạn chịu đựng phụ thuộc về điều kiện thể chất và tinh thần của mỗi người. “Trong trường hợp bị nạn thì nên tránh vận động và xúc động quá vì hầm vốn đã thiếu dưỡng khí”, bác sỹ Bảo cho biết.
Dốc toàn lựu cứu nạn nhân
Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết: “Nhanh nhất cũng phải 48 giờ nữa lực lượng cứu hộ mới đưa được các nạn nhân ra ngoài”.
Việc cứu hộ đang được thực hiện 24/24 h
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chỉ đạo phải chạy đua với thời gian để cứu người. Việc cứu hộ sẽ đồng thời thực hiện theo 3 phương án, từ 3 hướng, là từ 2 đầu hầm và từ đỉnh đồi xuống. Ở phương án từ trên xuống, sẽ áp dụng khoan cọc nhồi và dự tính sẽ mất 2 ngày để khoan thủng nếu không gặp đá.
Các Bộ trưởng cũng yêu cầu lực lượng cứu hộ khẩn trương khoan lỗ thoát nước xuyên qua khối đất đá, rút nước trong hầm ra đồng thời gia cố bộ khung hầm, đào thủ công lỗ thoát nạn và đào đến đâu, chèn ngay khung đỡ đến đó. Phải đào thủ công vì địa chất hầm yếu, có thể sập tiếp bất cứ lúc nào, nên không thể đưa động cơ lớn vào khoan được.
Được biết, một nhóm bác sỹ của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng được lệnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lên đường đến Lâm Đồng sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu các nạn nhân.
Bình luận của bạn