Bệnh viện Nhi đồng thành phố đang được xây dựng ở huyện Bình Chánh. Ảnh: Lê Phương.
Chất độc gây rối loạn nội tiết có thể tồn tại trong nước sinh hoạt?
Yếu tố nguy cơ và triệu chứng cơ bản của bệnh tuyến giáp
Bệnh viện xanh, sạch như khách sạn: Trong tầm tay
22,3 tỷ đồng xây bệnh viện vệ tinh tim mạch Lâm Đồng
Làm việc với lãnh đạo thành phố chiều 8/11, Bộ trưởng Kim Tiến cho biết bệnh nhân mắc bệnh nội tiết như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tuyến giáp... ngày càng tăng. Hà Nội có Bệnh viện nội tiết Trung ương 1 và 2 để điều trị bệnh nhân, trong khi TP.HCM cũng như khu vực phía Nam chưa có cơ sở điều trị chuyên khoa.
Theo đại diện Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, có 3 vị trí đất có thể xây bệnh viện nội tiết, thuộc huyện Bình Chánh là khu vực Chợ Đệm (Tân Tạo), Tân Kiên (cạnh Bệnh viện Nhi đồng thành phố) và phường Phong Phú. Bộ Y tế đang nghiêng về phương án vị trí Chợ Đệm vì phù hợp với việc xây dựng công trình y tế, kết cấu giao thông thuận lợi.
Bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết việc xây dựng bệnh viện trên địa bàn sẽ giúp người dân thành phố được thụ hưởng nhiều lợi ích trong khám chữa bệnh. Sau khi Bộ Y tế có văn bản cụ thể, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa 10ha đất để bệnh viện sớm được triển khai.
Theo Sở Y tế TP.HCM, dự kiến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khánh thành vào ngày 30/12. Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (quận 9) và Chấn thương chỉnh hình (nằm trong khuôn viên Bệnh viện 175, quận Gò Vấp) hoàn thành vào cuối năm 2017 và 2018.
Thành phố cũng đang xây dựng Trung tâm Pháp y tâm thần để thực hiện giám định pháp y, điều trị bệnh tâm thần cho phạm nhân.
Bình luận của bạn