Nguy cơ phát triển bệnh lý tâm thần ở trẻ động kinh

Trẻ bị động kinh dễ mắc bệnh lý tâm thần khi trưởng thành nếu có những hành vi bất thường

5 phương pháp điều trị bệnh động kinh

Nguyên nhân động kinh và các yếu tố nguy cơ

Cha mẹ cần làm gì để giúp con bị động kinh học tập tốt hơn?

Làm thế nào giúp người bị động kinh đối phó với cơn vắng ý thức?

Điều này được đề cập trong báo cáo “Xác định các nguy cơ comorbidity tâm thần nghiêm trọng ở trẻ bị động kinh nhi khoa” được công bố trên tờ Epilepsy News Today ngày14/10/2016. (Comorbidity: Khái niệm chỉ những quá trình bệnh lý xảy ra cùng lúc nhưng không liên quan với nhau. Khái niệm này thường được dùng trong dịch tễ học để chỉ sự tồn tại của 2 hay nhiều quá trình bệnh lý khác nhau cùng một lúc).

Các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có khuynh hướng tự sát, là một vấn đề quan trọng và cần có sự chăm sóc y tế chỉn chu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại ít khi chú ý tới khuynh hướng này ở con trẻ bị bệnh động kinh. Theo thống kê, trong khoảng 37 - 77% trẻ bị động kinh phát triển bệnh tâm thần, thì chỉ có 1/3 trong số đó được điều trị.

Bệnh động kinh ở trẻ em và vị thành niên có sự tương tác khá phức tạp giữa các cơn co giật và các hiệu ứng phụ của thuốc, cũng như những khó khăn về hành vi, nhận thức và xã hội. Những hậu quả do bệnh mang lại rất khó chẩn đoán hoặc chỉ có thể phát hiện ra khi bệnh nhi trưởng thành. Thông thường, thời điểm này nó thường đi kèm với những hậu quả nghiêm trọng về chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tự tử.

Các bác sỹ cần công cụ sàng lọc nhanh chóng và hiệu quả để xác định trẻ bị động kinh liệu có nguy cơ mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng và cần được điều trị hay không. Chính vì vậy Danh sách kiểm tra hành vi trẻ em (CBCL) đã ra đời để giúp xác định những trẻ bị động kinh nào có nguy cơ cao đối với nhiều bệnh lý tâm thần, bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu và thiếu tập trung/hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD).

Các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 328 bệnh nhân động kinh ở lứa tuổi 5 - 18, chia thành 2 nhóm: Nhóm nhỏ tuổi (5 - 12 tuổi) và nhóm lớn tuổi (13 - 18 tuổi). Để đánh giá hành vi của con cái, các phụ huynh phải hoàn thành danh sách CBCL với 113 hạng mục về vấn đề về hành vi. Cả trẻ và phụ huynh đều được tham gia các cuộc phỏng vấn riêng biệt về tâm thần và được chẩn đoán  tâm thần phân liệt theo tiêu chuẩn DSM-IV-TR.

Kết quả cho thấy tác động của tuổi có liên quan mật thiết. Trẻ ở nhóm nhỏ tuổi được đánh giá có 7 trong số các hạng mục CBCL (luôn níu kéo, hung hãn/hay bắt nạt, cầu toàn, việc học kém, hay hồi hộp lo lắng, thiếu chú ý và hay hờn dỗi) có khá nhiều chẩn đoán bị tâm thần. Trong khi ở nhóm lớn tuổi, 3 hạng mục (không vâng lời ở trường, cô độc, nói dối gian lận) có chẩn đoán tâm thần chính xác cao.

Trong số các trẻ chỉ có 1 chẩn đoán tâm thần thì có 54% bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảmvà 38,1% bị ADHD. Trong số các trẻ có nhiều chẩn đoán tâm thần cùng lúc thì tới 81,6% bị rối loạn trầm cảm hoặc lo âu và 68,4% bị ADHD. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định trẻ em bị động kinh gặp các vấn đề hành vi sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tâm thần cao hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh, trẻ bị bệnh mạn tính như đái tháo đường và hen suyễn.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy các hành động có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân (ý định tự sát, tự sát và tự sát thành công) thường xuyên xảy ra ở những người bị bệnh động kinh. Nguy cơ tự tử ở những bệnh nhân bị động kinh là khoảng 13% so với 1,4% dân số nói chung.

Chính vì vậy, điều cần làm lúc này là gia đình và xã hội cần quan tâm hơn nữa tới các bệnh nhi động kinh. Khi cha mẹ nghi ngờ con bị động kinh thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán bệnh sớm. Khi bác sỹ chẩn đoán trẻ bị động kinh thì cha mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, uống thuốc đúng liều, đủ thời gian, tuyệt đối không được bỏ thuốc, không tự ý đổi thuốc. Cha mẹ có thắc mắc gì về bệnh tình của con thì phải hỏi bác sỹ điều trị để biết được tình hình sức khỏe của con.

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh