Có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng.
Cách phân biệt phỏng nước do tay chân miệng với thủy đậu
Những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc con bị tay chân miệng
Podcast: TP.HCM có nguy cơ cạn thuốc điều trị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do chủng virus EV71 tiếp tục diễn biến phức tạp
Ngày 22/8, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP. Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) cho biết, vừa có báo cáo Sở Y tế về tình hình các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
Về tình hình dịch tay chân miệng, theo thống kê của Trung tâm, từ tuần 24 đến tuần 29/2023, số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh, cao hơn ngưỡng đường cong chuẩn 5 năm (2017-2021) và cùng kỳ năm 2022.
Số ca mắc trong tuần 29/2023 (103 ca mắc) tương đương với đỉnh dịch 2022 (105 ca mắc). Từ tuần 29/2023 đến nay, số ca mắc đang có xu hướng giảm dần, còn 65 ca ở tuần 33.
Trong tuần qua, số ca mắc tay chân miệng tăng ở một số quận gồm: Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn. Riêng hai quận Cẩm Lệ, Hòa Vang thì số ca mắc giảm.
Theo Khoa Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng), tình hình dịch tay chân miệng có xu hưởng giảm nhưng số ca mắc vẫn còn ở mức cao. Đặc biệt là vẫn còn nhiều ca nặng cần truyền IVIG (thuốc đặc trị).
Ngoài số bệnh nhân ở Đà Nẵng, Bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều trường hợp mắc tay chân miệng từ các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam chuyển ra điều trị.
Theo CDC Đà Nẵng, đơn vị này đã cử cán bộ giám sát hỗ trợ xử lý cô đơn lẻ và ổ dịch nhỏ Tay chân miệng, Sốt xuất huyết tại một số quận/huyện như: Cẩm Lệ, Hải Châu, Hòa Vang, Liên Chiểu và Sơn Trà.
Về tình hình dịch sốt xuất huyết, CDC Đà Nẵng cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết giảm 11 ca so với tuần trước. Địa phương có số ca mắc tăng so với tuần trước: Hòa Vang, Liên Chiểu. Địa phương có số ca mắc giảm so với tuần trước: Cẩm Lệ, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà.
CDC Đà Nẵng cũng yêu cầu UBND các xã/phường tích cực vận động người dân thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, không để muỗi có môi trường sinh sản.
Cử cán bộ giám sát trong quá trình diệt lăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động khi xử lý ổ dịch nhỏ và phun diện rộng tại khu vực có nguy cơ cao. Đồng thời vận động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy vào Chủ nhật hàng tuần và thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ; thực hiện tốt vệ sinh ăn uống; thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Bình luận của bạn