Những kết
quả xét nghiệm mẫu nước và nguyên liệu nước uống đường phố đáng báo động này được
công bố tại Hội thảo “Khỏe và an toàn để tận hưởng cuộc sống” diễn ra sáng 23-7
tại Hà Nội.
PGS, TS Hồ Bá Do công bố và phân tích các kết quả xét nghiệm một số mẫu nước và nguyên liệu pha chế nước giải khát đường phố
Đây là 9 mẫu nước và nguyên liệu tiền chế được Hệ thống thông tin Heatth+ phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn (Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam) tiến hành lấy mẫu độc lập, ngẫu nhiên tại một số phố trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: nước trà chanh (Phố Nhà Thờ), trà bát bảo (Cát Linh), nước mía (Đê La Thành), nước trà xanh (Đê La Thành), nước ngô (Cát Linh), nước trà đá (Cát Linh), nước nhân trần (Đê La Thành), nước vối (Hoàng Cầu) và nhân trần khô (Lãn Ông).
Xét nghiệm các mẫu nước và nguyên liệu trên đã cho kết quả rất đáng lo ngại. Cụ thể, có tới 9/9 mẫu bị nhiễm khuẩn B.Cereus, 8/9 mẫu nhiễm khuẩn E.Coli, 4/9 mẫu có hàm lượng vi khuẩn hiếu khí vượt giới hạn, 5/9 mẫu nhiễm nấm men và nấm mốc. Đặc biệt, có 4/9 mẫu phát hiện có hàm lượng kim loại nặng là chì, thủy ngân và cadimin gồm: nước nhân trần (Đê La Thành), nhân trần khô (Lãn Ông), nước trà xanh (Đê La Thành) và nước trà đá (Cát Linh).
Theo PGS, TS Hồ Bá Do - Viện phó Viện thực phẩm chức năng Việt Nam, Phó chủ tịchHiệp hội TPCN Việt Nam, việc những mẫu nước uống giải khát đường phố bị nhiễm nhiều vi khuẩn độc hại và kim loại nặng là một cảnh báo đáng quan tâm tới sức khỏe của người tiêu dùng. Chẳng hạn, nhiễm độc chì, thủy ngân có thể ảnh hưởng ức chế enzyme tổng hợp máu, làm phá vỡ hồng cầu, gây độc cho tế bào là nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Hay Cadimi có thể gây ngộ độc mãn tính, rối loạn chức năng gan, thậm chí lâu dài có nguy cơ gây ung thư tiền liệt tuyến. Cũng theo ông, các nước uống đường bị nhiễm vi khuẩn E. Coli, B. Cereus, hay nấm mốc cũng rất dễ gây ra ngộ độc cấp tính, hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Phát biểu
tại Hội thảo, TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, cục
An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: “Thực trạng này thực sự là một thách thức
lớn đối với cơ quan quản lý, bởi nó phụ thuộc khá nhiều vào thói quen tiêu dùng
và sử dụng thực phẩm, đồ uống đường phố của người dân Việt Nam. Bên cạnh sự
giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng, vai trò của người tiêu dùng trong
việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng. Họ là người chủ động
và trực tiếp lựa chọn đồ ăn, thức uống… hàng ngày, nên cần có sự hiểu biết và
trách nhiệm với sức khỏe của chính mình…”
TS. Lâm Quốc Hùng chia sẻ về "3 biết" giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ sức khỏe chính mình trước những nguy cơ từ đồ uống và thực phẩm đường phố
TS. Lâm Quốc Hùng dẫn chứng: Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, báo chí liên tục đưa tin về thực phẩm bẩn, ngộ độc từ thức ăn – đồ uống đường phố, thậm chí còn chỉ đích danh một số loại đồ uống có nguy cơ gây hại cho sức khỏe… Thế nhưng, người dân – đặc biệt là giới trẻ - vẫn rất thờ ơ với các thông tin này, vẫn tiếp tục sử dụng hàng ngày, chính là dung dưỡng, tạo điều kiện cho những mầm bệnh này lan tràn khắp nơi.
Để khắc phục tình trạng này, theo TS. Hùng, cộng đồng cần có “3 biết”. Trước hết, người bán hàng phải “biết xấu hổ” (với cộng đồng) và “biết sợ” (trước pháp luật) để đảm bảo cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, thực hiện tốt tránh nhiệm kinh doanh. Về phía người tiêu dùng thì cũng phải “biết sợ” (trước các nguy cơ rõ ràng đối với sức khỏe) đồng thời “biết điều tiết” hành vi tiêu dùng của mình. Đó chính là cách cư xử có trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và bản thân họ.
PGS, TS
Lê Văn Truyền – Phó chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, cố vấn cao cấp của Hệ thống
thông tin Health+ cho biết: Trong cuộc “chiến đấu” với các nguy cơ bệnh tật – đặc
biệt là từ thực phẩm, đồ uống “bẩn” – thì các cơ quan báo chí truyền thông đóng
vai trò hết sức quan trọng. Với trách nhiệm là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội
TPCN Việt Nam, Hệ thống thông tin Health+ có sứ mệnh cung cấp tới độc giả - người
tiêu dùng những thông tin hữu ích về sức khỏe – y tế - phòng bệnh chủ động. Đó
cũng chính là lý do Health+ phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn,
thuộc Viện TPCN Việt Nam – cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu trực thuộc Hiệp
hội TPCN Việt Nam để tiến hành các xét nghiệm độc lập, khách quan, nhằm cung cấp
thêm tới độc giả - người tiêu dùng những thông tin mang tính chất tư vấn, cảnh
báo kịp thời về các nguy cơ bất lợi cho sức khỏe cộng đồng, trong đó, có các mẫu
nước uống đường phố.
PGS, TS Lê Văn Truyền: "Trong cuộc “chiến đấu” với các nguy cơ bệnh tật – đặc biệt là từ thực phẩm, đồ uống “bẩn” – thì các cơ quan báo chí truyền thông đóng vai trò hết sức quan trọng".
“Trong thời gian tới, Hiệp hội cũng như Hệ thống thông tin Health+ sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động nhằm cung cấp các thông tin Y tế - Sức khỏe hữu ích tới cộng đồng, hướng đến các giá trị Khỏe thân – Khỏe trí – Khỏe tâm”, PGS, TS Lê Văn Truyền nói.
Cũng tại
buổi Hội thảo, đại diện Hiệp hội TPCN Việt Nam, Viện Dinh dưỡng và nhiều chuyên
gia khác đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, hoạt
động thể lực và thái độ sống tích cực… nhằm giúp con người thanh lọc cơ thể, giải
tỏa những áp lực của cuộc sống và công việc. TS. Phan Quốc Việt – CT HĐQT Tâm
Việt Group chia sẻ một cách dí dỏm: “Chúng ta phải biết loại bỏ những cái “nóng
trong người” – từ đồ ăn thức uống ô nhiễm đến những cảm xúc tiêu cực để tạo nên
một cuộc sống chất lượng cho chính mình và những người xung quanh”.
PV
Bình luận của bạn