107.000 người chết vì amiăng mỗi năm

Việt Nam đứng trong 10 nước hàng đầu thế giới về tiêu thụ amiăng

Amiang: Bỏ thì thương, vương thì... ung thư

Sử dụng Amiăng: Thế giới cấm từ lâu, Việt Nam top 10 tiêu thụ

Mỗi năm có hơn 100.000 người chết vì asbestos (amiăng)

Asbestos ( Amiăng) trắng làm tấm lợp cũng gây ung thư

Amiăng trắng có độc không?

Amiăng là tác nhân gây ung thư

Theo các chuyên gia, amiăng trắng được xác định là nguyên nhân chính gây ra các bệnh bụi phổi, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, ung thư thực quản, buồng trứng… Tính đến thời điểm này, Việt Nam đứng trong 10 nước hàng đầu thế giới về tiêu thụ amiăng với gần 70.000 tấn mỗi năm.

Đến nay, đã có khoảng trên 3.000 loại sản phẩm khác nhau được sản xuất từ nguyên liệu amiăng. Tại Việt Nam, amiăng trắng được sử dụng chủ yếu trong sản xuất tấm lợp amiăng - ximăng. Thực tế, amiăng là chất độc hại trong danh mục chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. 

Nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho rằng, tất cả các dạng amiăng, bao gồm cả amiăng trắng là những chất gây ung thư ở người. Trong đó, có tới 80% các trường hợp ung thư trung biểu mô có liên quan tới amiăng

Tại Hội thảo bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách tư pháp, TS.BS Phạm Đức Phúc – Trung tâm Y tế công cộng và Hệ sinh thái, Trường ĐH Y tế công cộng nhấn mạnh, cứ thêm 1kg amiăng được sử dụng trên bình quân đầu người thì 1 năm số trường hợp mắc ung thư trung biểu mô lại tăng gấp 2,4 lần.

Tỷ lệ sử dụng amiăng trên thế giới

Amiăng trắng được khẳng định là có hại cho sức khoẻ. Amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp khi người lao động và người sử dụng hít phải bụi hô hấp có chứa bụi amiăng phán tán trong môi trường. Người tiếp xúc với amiăng thường phát bệnh sau khi tiếp xúc rất lâu từ 20 đến 30 năm nên thường đến khi người lao động nghỉ hưu mới mắc bệnh. Amiăng là chất gây ung thư nghề nghiệp quan trọng nhất.

Theo tính toán, cứ mỗi 170 tấn amiăng được tiêu thụ thì sẽ có thêm 1 trường hợp mắc bệnh ung thư trung biểu mô. Chi phí kinh tế trực tiếp dành cho bệnh ung thư liên quan đến amiăng là 2,4 tỷ USD, trong khi giá trị kinh tế của amiăng chỉ là 802 triệu USD/năm.

Xây dựng lộ trình cấm sử dụng Amiang trắng tại Việt Nam

Trước những hậu quả của việc sử dụng amiăng gây ra, Việt Nam cần có những quyết định kịp thời và không nên kéo dài việc sử dụng amiăng nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là sức khỏe cho người tiêu dùng và cộng đồng. 

Để thực hiện được, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ Xây dựng tổ chức hướng dẫn có cơ sở sản xuất tấm lợp đang sử dụng amiăng chuyển đổi sang dây chuyền sản xuất tấm lợp không amiăng và tiến tới không sử dụng amiăng trong sản xuất tấm lợp; Bộ Khoa học Công nghệ tăng cường nghiên cứu đối với các loại vật liệu thay thế amiăng và các phương pháp xử lý chất thải rắn có chứa amiăng đảm bảo an toàn sức khỏe con người và môi trường... 

Theo WHO, để loại bỏ được các bệnh liên quan đến amiăng thì cần nhanh chóng ngừng sử dụng amiăng. Cần sớm nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm thay thế an toàn hơn. Đối với những người tiếp xúc nhiều với amiăng, cần thiết lập cơ sở đăng ký cho những người này, cải thiện chuẩn đoán sớm, điều trị, phục hồi chức năng và bồi thường các bệnh liên quan đến amiăng.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu loại bỏ amiăng trắng ra khỏi đời sống vào năm 2020, tại Hội thảo Chung tay xây dựng lộ trình cấm amiăng trắng tại Việt Nam diễn ra ngày 27/11, một mạng lưới với tên gọi Liên minh các tổ chức, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vận động chính sách về cấm sử dụng amiăng trắng tại Việt Nam (Vn-BAN) đã được thành lập.

Hội thảo Chung tay xây dựng lộ trình cấm amiăng trắng tại Việt Nam (ảnh VOV)

Theo ông Ông Trần Tuấn, Trưởng Ban thường trực Nhóm thúc đẩy Phát triển chính sách Y tế, mạng lưới Vn-BAN sẽ đóng vai trò giám sát, đánh giá độc lập cung cấp bằng chứng khoa học giúp Quốc hội, Chính phủ ra được chính sách phù hợp thực hiện đúng lộ trình cấm sử dụng amiang ở Việt Nam vào 2020, và giải quyết hậu quả để lại của amiang với sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.

Đây được coi là giải pháp tốt nhất nhằm sớm loại bỏ được amiăng một cách tốt nhất tại Việt Nam trước năm 2020.

Giới hạn cho phép:
• Ở Anh, nồng độ trung bình chrysotil, amosit và anthophylit trong 10 phút lấy mẫu không được quá 2 sợi/cm3 không khí.
• Nếu nồng độ bụi bặm amiăng quá 12 sợi/ml, phải mặc quần áo bảo vệ, đeo trang bị bảo vệ hô hấp
• Trường hợp bụi crocidolit, phải đeo mặt nạ nếu nồng độ bụi này ở vùng thở quá 0-2 sợi/ml.
• Ở Hoa Kỳ, giới hạn tối đa cho phép mọi loại bụi amiăng trong 8 giờ lấy mẫu là 5 sợi/ml.
• Ở Việt Nam, giới hạn tối đa cho phép với amiăng và hỗn hợp trên là 10%, amiăng là 2mg/m3.
Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin