Người dân cần được tham gia giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường
14.000 cái chết mỗi ngày vì... nước bẩn
37 'làng ung thư' do ô nhiễm môi trường sống
TP.HCM: Nhiều bệnh viện gây ô nhiễm môi trường
13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Môi trường sống là ‘cái gốc’ gây bệnh tiêu chảy cấp
Lào Cai: Tại sao ô nhiễm môi trường KCN Tằng Loỏng kéo dài nhiều năm?
Tăng cường vai trò giám sát của người dân
Theo đó, người dân sẽ có quyền theo dõi việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về về bảo vệ môi trường. Ví dụ như: Cơ quan có thẩm quyền có thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ về thẩm định, đánh giá tác động môi trường trước khi dự án được triển khai hay không; có xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện hay không; các cơ quan chức năng có đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường hay không…
Cũng trong phạm vi giám sát này, khi phát hiện cơ quan có thẩm quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ của mình thì người dân có quyền kiến nghị, phản ánh trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để cơ quan có thẩm quyền cao hơn thực hiện việc khảo sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm.
Theo TS. Nguyễn Văn Cương – Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, để hoàn thiện cơ chế đảm bảo quyền giám sát của người dân đối với các doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo quyền được thông tin của người dân về tình hình, chất lượng môi trường mà doanh nghiệp là thử phạm, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên đề nghị Chính phủ xây dựng một Nghị định quy định chi tiết về các nội dung này để triển khai thực hiện trên thực tế.
Cũng theo ông Cương, khi quyền giám sát và quyền được thông tin của người dân được đảm bảo thì người dân sẽ có đầy đủ hơn các căn cứ, cơ sở cần thiết và sẽ tích cực hơn trong việc tiến hành khởi kiện yêu cầu các doanh nghiệp và các chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật môi trường bồi thường thiệt hại mà mình đã gánh chịu.
Việc hoàn thiện các quy định trên cũng nên hướng tới việc xây dựng cơ chế đảm bảo về mặt thực tế cho người dân, cộng đồng dân cư, những người phải gánh chịu hậu quả, những làng ung thư được tham gia vào các hoạt động đánh giá tác động môi trường, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp một cách thực chất.
Tòa môi trường - Giải pháp mới với các vấn đề ô nhiễm môi trường
Trước những bất cập về những vấn đề liên quan đến môi trường, việc cấp thiết nhất là cần có một Tòa môi trường để xử lý cũng như giải quyết triệt để các vấn đề bất cập.
Việc thành lập Tòa môi trường là một bước đi cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả các chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường.
Hội thảo Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng đã thống nhất cần phải một Tòa môi trường
Bện cạnh đó, việc thành lập một Tòa môi trường sẽ là giải pháp xể xử lý các tranh chấp, xung đột giữa các cá nhân , tổ chức có quyền lợi liên quan đến môi trường
Việc thành lập Tòa môi trường cũng sẽ thể hiện được sự nghiêm minh cũng như khách quan trong các vụ án có liên quan đến môi trường.
Ngoài ra, việc thành lập Tòa môi trường còn là bước đi cụ thể để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường đã được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo ông Nguyễn Văn Tùng – Phó trưởng phòng Nghiên cứu Pháp luật Hình sự - Hành chính, Viện Khoa học Xét xử, Tòa án nhân dân tối cao, Việt Nam cần lựa chọn mô hình Tòa môi trường theo hướng Tòa chuyên trách nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân. Tòa môi trường chỉ được thành lập ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhưng không phải được thành lập tràn lan tại tất cả các tỉnh mà căn cứ vào số lượng các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết ở từng khu vực.
Việc có một Tòa môi trường sẽ đảm bảo được tính chuyên nghiệp hóa trong việc xét xử các vụ việc khiếu nại về ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay. Qua đó tạo điều kiện cho việc truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, nhằm tăng cường và đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường.
Thành lập Tòa môi trường là để khắc phục những trở ngại trước mắt của công tác bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp môi trường, nâng cao hiệu quả việc quản lý môi trường, tăng cường truy cứu trách nhiệm… Đây cũng là biện pháp thông dụng mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
80% các loại bệnh tật của con người có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Trong đó, riêng ô nhiễm nước là nguyên nhân gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể là mầm mống của bệnh ung thư.
Bình luận của bạn