Nâng tuổi trẻ em lên 18 để chăm sóc tốt hơn? (Ảnh minh họa)
Thêm 2 vaccine mới tiêm chủng miễn phí cho trẻ
Phát hiện nguy cơ trầm cảm ở trẻ em qua đôi mắt
Các nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ em và cách phòng tránh
20 triệu trẻ em đã được tiêm vaccine Sởi - Rubella miễn phí
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành năm 1991, sau đó sửa đổi năm 2004. Quá trình thực thi, đạo luật này bắt đầu bộc lộ những bất cập, thiếu sót, trong đó có việc quy định độ tuổi trẻ em từ 16 tuổi trở xuống. Chính vì thế, trong Dự thảo Luật sửa đổi lần này đã đề xuất nâng độ tuổi trẻ em đến dưới 18.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình với việc nâng độ tuổi trẻ em từ 16 lên 18 tuổi. Theo bà Ngân, trẻ em tới 18 tuổi mới trưởng thành, việc nâng thêm 2 tuổi là phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần để chăm sóc, hình thành nhân cách đầy đủ, toàn diện hơn cả về thể chất và tinh thần cho trẻ em.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình nâng tuổi trẻ em từ 16 lên 18 tuổi (Ảnh: Dũng Nguyễn)
Đồng tình với việc này, song Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị cần lý giải thuyết phục hơn, vì hiện nay trẻ em thông minh hơn, tâm sinh lý phát triển hơn, lẽ ra tuổi trẻ em phải giảm đi chứ không phải tăng lên.
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc về Luật Trẻ em của 66 quốc gia thành viên Công ước quốc tế về quyền trẻ em cho thấy, đa số các nước đều quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi và hiện chỉ còn 8 quốc gia quy định độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi (trong đó có Việt Nam, mặc dù pháp luật Việt Nam hiện vẫn quy định độ tuổi thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên).
Tuy nhiên, một số ý kiến khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này, cân nhắc để đảm bảo tính khả thi của quy định.
Bình luận của bạn