Người thể chất hàn lạnh không nên uống nhiều chè đậu đen
Có nên nuốt đậu đen sống để trị đái tháo đường, tim mạch?
Món ăn lạ miệng lành mạnh: Khoai lang xào đậu đen
Những người không nên ăn đậu xanh, đậu tương, đậu đen
Đậu đen: Thực phẩm dinh dưỡng ngừa bệnh hiệu quả
Chào bạn!
Đậu đen có vị hơi ngọt, đi vào hai kinh can thận. Nó có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt. Đặc biệt, nước đậu đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét. Nhiều người có thói quen đun đậu đen làm chè uống hàng ngày để giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng. Dù uống nước đậu đen rất tốt cho cơ thể nhưng ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nước đậu rất tốt để bồi bổ sức khỏe và giải nhiệt ngày nắng nóng. Tuy nhiên không phải ai dùng đậu đen cũng tốt. Những người có tình trạng lạnh bụng, thể chất hàn lạnh có biểu hiện là chân tay lạnh thiếu lực, lưng, đi ngoài phân lỏng cần thận trọng khi dùng thực phẩm có tính mát, hàn. Ăn vào có thể khiến bệnh tình nặng thêm, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa…
Một điều lưu ý khi dùng đậu là mọi người cần bỏ thói quen đãi bỏ vỏ. Vỏ các loại đậu mới có tác dụng chính trong việc giải độc. Nếu đậu đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt gần như không có.
Các chuyên gia khuyến cáo, với nước đậu các loại cũng cần ăn lượng vừa phải. Thông thường, người lớn thường ăn 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là được. Trẻ em lại cần dựa vào cơ địa cụ thể của từng bé để định. Trẻ em 2 - 3 tuổi khi bắt đầu ăn cháo có thể ăn một chút đậu xanh, đậu đen. Sau 6 tuổi mới ăn theo lượng người lớn.
Theo BS Nguyễn Quốc Oai - Trưởng khoa Đông Y, Bệnh viện Phố Nối, Hưng Yên
Bình luận của bạn