Không chỉ ký sinh ở vùng lông sinh dục, rận mu còn có thể trú ở cả lông mi, lông mày, thậm chí là tóc
Bé 6 tuổi bị rận mu tấn công
Phòng rận mu như thế nào?
Bệnh dịch hạch có nguy cơ lan rộng
Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo phòng chống dịch hạch
WHO cảnh báo nguy cơ tái bùng phát dịch hạch
Rận mu tấn công, dân "ngứa ngáy" về đêm
PGS.TS Nguyễn Văn Châu, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, gần đây Viện thường tiếp nhận các bệnh nhân bị rận mu (rận bẹn) tấn công với triệu chứng ngứa. Chủ nhân còn bắt được con rận có hình dáng giống rận mu và hầu hết bệnh nhân đều sống tại Hà Nội.
Theo sổ lưu trữ lại tại viện, anh Lê Đ. (23 tuổi, Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) đã đến Viện khám với triệu chứng ngứa rát vùng mu rất khó chịu vào đêm. Trường hợp khác là anh Trần Đình H. (19 tuổi, cũng ở Q.Tây Hồ, Hà Nội). Suốt 3 tuần liên tục, anh H. này bị ngứa vùng kín, khi đến khám còn mang theo hai con rận nhỏ đựng trong lọ thủy tinh. “Hai côn trùng này được chúng tôi xác định đúng là rận bẹn”, PGS.TS Châu nói.
Rận mu có tên khoa học là Pthirus pubis
Cũng bắt được 2 con rận cho bác sỹ xem, ông Nguyễn Văn T. (45 tuổi, ở Q.Hà Đông, Hà Nội) đến điều trị trong tình trạng lông ở "vùng kín" đã được cạo sạch, nhưng vẫn bị ngứa và gãi suốt về đêm. Bệnh còn lây sang cả người vợ.
Không chỉ ở Hà Nội, vừa qua một bệnh nhân nữ tại Thủ Dầu Một, Bình Dương cũng đã gửi hình ảnh 3 con rận bẹn mà chị bắt được trên đầu. PGS.TS Châu chia sẻ: "Hiện chúng tôi đang tiến hành gửi thuốc cho bệnh nhân. Bệnh nhân này bị đã lâu nhưng không chữa được dứt điểm. Loại rận này rất mỏng, chỉ 0,5 - 1mm, chúng có 6 chân nhỏ, thường bám sát vào da. Nó thậm chí còn chui vào gốc chân lông nên nếu bệnh nhân có kỳ cọ sạch bằng xà phòng hoặc bôi thuốc nấm thông thường cũng không thể khỏi dứt điểm”.
Đặc biệt, rận mu cũng có thể tấn công ở cả trẻ em. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương từng tiếp nhận bệnh nhi T.V.A (5 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội), vào viện trong tình trạng một bên mi mắt bị rận ký sinh gây đau, ngứa khó chịu. Rận bám sát vào chân mi mắt, khiến bờ mi của cháu nổi cộm.
Tuyệt diệt ở phương Tây xuất hiện tại Việt Nam
Theo chuyên gia, rận mu có tên khoa học là Pthirus pubis. Đây một loài côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi. Rận mu dài từ 1 đến 3mm và có 6 chân.
Sau khi hút máu, rận mu thường để lại những vết thâm đen, chai cứng
Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới cứng và khô), dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc. Ngoài ra, rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh.
Trả lời về câu hỏi tại sao loài rận đã tuyệt diệt ở phương Tây nhưng gần đây liên tục xuất hiện ở Việt Nam, PGS.TS Châu cho biết: Hiện, Viện đang tiếp tục nghiên cứu về lý do tại sao gần đây lại xuất hiện rận mụ ở Hà Nội và những yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của loài này. Loài rận mu chỉ lây từ người sang người, không ký sinh trên động vật nên những khu vực đông dân sẽ bị nhiều hơn ở các địa phương. Cũng theo PGS.TS Châu, việc phun hóa chất có thể tiêu diệt rận mu.
Làm gì khi bị rận mu tấn công?
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa rận mu tấn công
Để bớt ngứa, việc đầu tiên là phải cạo tẩy sạch lông vùng có rận, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh lây sang cho người khác bằng cách giặt tẩy sạch sẽ đối với tấm trải giường, quần áo, vải bọc ghế sofa... Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, có một số cách dân gian dùng trị rận có thể dùng cho người ở vùng xa như: dùng lá xoan còn tươi giã nát lấy nước bôi lên vùng có rận (đã cạo sạch lông, vệ sinh sạch trước) hoặc dùng cây ruốc cá đập dập lấy nước thoa lên vùng có bệnh.
Sau đó, người bệnh phải đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị kịp thời. "Người dân nếu phát hiện mình bị ngứa về đêm, ngứa tại các bộ phận như trên thì nên đến các cơ sở uy tín để khám chữa triệt để. Nếu để lâu dài, loài rận mu, rận bẹn có thể lây ra giường chiếu, lây từ người sang người rất nguy hiểm", PGS.TS Châu khuyến cáo.
Bình luận của bạn