Tại sao chúng ta kiếm tìm cảm giác kinh dị, mạo hiểm?

TS Margee Kerr là một nhà xã hội học làm việc tại ScareHouse (Ngôi nhà sợ hãi), một ngôi nhà ma ở Pittsburgh. Bà cũng dạy tại đại học Robert Morris và Chatham, và là một "chuyên gia về sợ hãi”. Phóng viên báo Atlantic đã nói chuyện với bà về sợ hãi là gì, và tại sao một số người trong chúng ta rất thích điều ấy.

Tại sao một số người thích cảm giác sợ hãi, trong khi những người khác thì không?

Không phải ai cũng thích sợ, và tôi cho là cần thiết để nói rằng không ai muốn trải nghiệm một tình huống thực sự nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng có những người trong chúng ta (vâng, nhiều người trong chúng ta), những người thực sự thích tận hưởng trải nghiệm ấy.


Những show diễn Fiji Mermaid của P.T Barmum vào thế kỷ 19 kể về một xác ướp nửa động vật có vú nửa cá. Thực ra đó là bán thân trên của con khỉ may vào phần dưới của con cá.

Thứ nhất, phản ứng cực đỉnh tự nhiên làm cho họ cảm thấy tuyệt vời. Có bằng chứng mạnh mẽ rằng đây không chỉ là chọn lựa cá nhân, nhưng là phản ứng sinh hoá trong não của chúng ta. Nghiên cứu mới của David Zald cho thấy con người khác nhau trong phản ứng sinh hóa đối với các tình huống rùng rợn. Một trong những hormon chính tiết ra trước các hoạt động dễ sợ và rùng rợn là dopamine, và rõ ràng một số cá nhân từ một cú sốc dopamine trong họ tiết ra nhiều hơn những kẻ khác. Về cơ bản, bộ não của một số người thiếu cái mà Zald mô tả như "phanh" đối với lượng dopamine tiết ra và tái hấp thu trong não. Điều này có nghĩa là một số người sẽ thực sự thích những tình huống rùng rợn, dễ sợ, và nguy hiểm trong khi những người khác không thích lắm.

Nhiều người cũng thích các tình huống dễ sợ vì chúng mang đến cho họ cảm giác tự tin khi những điều ấy kết thúc. Hãy nghĩ lại lần mới đây nhất bạn trải qua một phim kinh dị, đi qua một căn nhà ma. Có thể bạn đã nghĩ, “vâng, tôi đã làm điều ấy từ đầu đến cuối.” Vì vậy, đó có thể là một thúc đẩy thực sự của lòng tự tin. Nhưng một lần nữa , tự-sợ hãi không phải ai cũng thế, và có nhiều lý do tâm lý và cá nhân ai đó có thể không thích những tình huống dễ sợ . Tôi đã nói chuyện với nhiều người cho rằng họ sẽ không bao giờ đặt chân vào một ngôi nhà ma bởi vì họ đã gặp một chuyện ma thời còn trẻ và bị tổn thương tâm lý. Tôi luôn luôn khuyên các bậc cha mẹ kiểm tra nội dung và đánh giá một sức thu hút về chuyện ma trước khi đưa cho một đứa trẻ. Các hoá chất tiết ra trước một phản ứng cực đỉnh có thể giống như keo xây dựng những ký ức sâu về những trải nghiệm kinh sợ, và nếu bạn còn quá non dại để nhận ra những con quái vật là giả mạo, điều đó có thể gây chấn thương và bạn sẽ không bao giờ quên, theo một chiều hướng tiêu cực.

Điều gì xảy ra trong não của chúng ta khi chúng ta sợ hãi? Giữa sợ hãi trong “thú vị” và sợ hãi thực sự khác gì?

Để thực sự tận hưởng một tình huống đáng sợ, chúng ta phải biết chúng ta đang ở trong một môi trường an toàn. Đó chỉ là kích hoạt một phản ứng cực đỉnh để khảo nghiệm các dòng adrenalin, endorphin và dopamin, nhưng trong một không gian hoàn toàn an toàn. Các ngôi nhà ma thật phù hợp với điều trên – chúng đem đến một nỗi sợ giật thót người bằng cách kích hoạt các giác quan của chúng ta bằng các thứ âm thanh khác nhau, các vụ nổ, và ngày cả cái mùi vị. Các giác quan tiếp cận trực tiếp với phản ứng sợ hãi của chúng ta và hoạt hoá phản ứng thể lý, nhưng não của chúng ta co thời gian hình thành nhận thức rằng đây không phải là những đe doạ thực. Não chúng ta xử lý đe doạ nhanh như chớp. Tôi đã nhìn thấy quá trình ấy hàng ngàn lần từ phía sau những bức tường ở ScareHouse – có người hét lớn và nhảy lên và lập tức bắt đầu cười. Tthật thú vị để quan sát. Tôi thật sự quan tâm khi xe đâu là ranh giới của chúng ta trong trạng huống khi nào và như thế nào chúng ta thực sự biết hoặc cảm thấy chúng ta an toàn.

Ảnh minh họa.

Những phẩm chất nào của “những chuyện đáng sợ” được chia sẻ giữa các nền văn hóa, hoặc chúng có khác gì nhau?

Một trong những điều thú vị nhất về việc nghiên cứu nỗi sợ hãi là nhìn vào kiến trúc xã hội của nỗi sợ, và các nỗi sợ được học tập chống lại những nỗi sợ xuất hiện bẫm sinh hơn, hoặc kể cả di truyền. Khi chúng ta nhìn xuyên thời gian và xuyên thế giới, chúng ta thấy rằng mọi người có thể trở nên sợ bất kỳ điều gì. Thông qua điều kiện hoá nỗi sợ (kết nối giữa một kích thích trung tính và một hậu quả tiêu cực) chúng ta có thể liên kết khá nhiều điều với một phản ứng sợ hãi. Bé Albert, đương nhiên, là trường hợp điển hình cho điều đó. Đứa bé bất hạnh bị làm cho hãi hùng bởi những con thỏ trắng vào những năm 1920, trước khi các nhà nghiên cứu được đòi hỏi phải có đạo đức. Nên chúng ta biết rằng chúng ta có thể học tập sợ hãi, và điều này có nghĩa là sự xã hội hoá của chúng ta và xã hội chúng ta đang sống sắp có nhiều điều phải làm với cái mà chúng ta cảm thấy đáng sợ. Mỗi nền văn hóa có siêu anh hùng riêng - quái vật Chupacabra (Nam Mỹ) , thuỷ quái hồ Loch Ness, các Yokai (quái vật siêu nhiên từ văn hóa dân gian Nhật Bản), Alps (các sinh vật gây ác mộng ở Đức) - nhưng tất cả đều có một số đặc điểm chung. Quái vật đang thách thức các qui luật tự nhiên một cách nào đó . Chúng hoặc trở về từ thế giới bên kia (ma, quỷ, linh hồn) hoặc chúng là một số loại sinh vật không phải con người hay nửa người. Điều đó nói lên một thực tế rằng những cái vi phạm các quy luật tự nhiên là đáng sợ. Và thực sự bất cứ điều gì không có ý nghĩa hoặc gây ra cho chúng ta một số loại bất hòa, đều đáng sợ (động vật giữ rìu, khuôn mặt đeo mặt nạ, cơ thể méo mó), cho dù đó là nhận thức và thẩm mỹ.

Một đặc điểm chung của những con quái vật trên toàn cầu là mối quan hệ mờ của họ với cái chết và cơ thể. Con người bị ám ảnh bởi cái chết; chúng ta có một thời gian đáng sợ khi để tâm nghĩ về điều gì xảy ra khi chúng ta chết. Chiêm niệm này dẫn đến một số những quái vật nổi tiếng nhất, mỗi nền văn hóa tạo ra phiên bản riêng của họ về người chết còn sống, hoặc là thây ma, hoặc ma cà rồng , xác chết, hoạt cương thi hay là ma. Chúng ta muốn tưởng tượng một cuộc sống nối tiếp sau khi chúng ta chết. Hoặc tốt hơn, tìm ra một cách để sống mãi mãi. Cần nhắc lại là điều gì vi phạm các quy luật tự nhiên đều đáng sợ. Nên tuy các cấu tạo và tên của những con quái vật khác nhau, những động cơ và nguồn cảm hứng đằng sau sự kiến tạo chúng dường như có khắp thế giới.

Một số ví dụ đầu tiên của con người sợ lẫn nhau vì mục đích gì?

Con người sợ bản thân và lẫn nhau kể từ khi các loài ra đời, thông qua tất cả các loại phương pháp như kể chuyện, nhảy ra khỏi vách đá, và rình rập trong các hang tối để nhay ra cướp giật nhau. Và chúng ta đã làm điều đó vì nhiều lý do khác nhau - để tạo nên sự đoàn kết nhóm, để chuẩn bị cho trẻ em sống trong thế giới đáng sợ, và, tất nhiên, để kiểm soát hành vi. Nhưng thực ra chỉ trong vài thế kỷ mới đây việc tạo ra sự sợ hãi để mua vui (và kiếm lợi) mới trở nên một trãi nghiệm được tìm kiếm.

Ví dụ yêu thích của tôi về một trong những phát hiện ban đầu của những niềm vui tự tìm kiếm sợ hãi là việc sáng chế ra tàu nhào lộn. Russian Ice Slides bắt đầu từ những cuộc trượt xe xuống một ngọn núi tuyết vào giữa thế kỷ 17. Giống như chúng ta ngày nay, người đi sẽ ngồi trong xe trượt xuống núi, đôi khi còn có cả những chướng ngại nhân tạo để tăng thêm thú vị. Russian Ice Slides trở nên tối tân hơn trong suốt thế kỷ 18, với dầm gỗ và núi băng nhân tạo. Cuối cùng, thay vì băng và xe trượt tuyết, đường ray và toa xe đã được xây dựng để đưa những người vừa đi xe vừa la hoảng khắp các “Ngọn núi Nga”. Thậm chí sự khủng bố kinh hơn khi những nhà sáng tạo đổi mới quyết định vẽ những hình ảnh đáng sợ trên vách đặng gây sốc và rùng rợn cho người đi xe khi họ chạy ngang qua. Những thứ đó được gọi là “Lái trong bóng tối”. Mọi người đều khiếp sợ, nhưng họ yêu thích chúng.

Thế kỷ 19 cũng đem lại những điềm báo về sự thu hút của ngành công nghiệp ma ám. Các màn trình diễm còn gọi là “Freak Show” và các bảo tàng, các nhà "kỳ dị" đã tồn tại từ giữa những năm 1800. Có lẽ đáng chú ý nhất là Bảo tàng Barnum’s American, do PT Barnum điều hành. Bảo tàng của ông có những thứ như bán thân khỉ có đuôi cá đính kèm, và các nhân vật khác nhắm vào việc gây sợ hãi. Giống như những nhà ma hiện đại, khách hàng sẽ xếp hàng để thử thách chính mình và khả năng phục hồi của họ và thách nhau vào xem các show kỳ dị và đối mặt với những cảnh đáng sợ và bất thường. Sự thu hút của ngành công nghiệp ma đã đi một chặng đường dài từ các đuôi cá và các con dơi nhựa đến những công nghệ hiện đại được thiết kế để dọa cho chúng ta choáng váng.

Có một niềm tin phổ biến rằng nếu bạn gặp ai đó lần đầu tiên trong một tình huống sợ hãi, bạn sẽ cảm thấy gắn bó hoặc thu hút hơn đối với người đó so với bạn đã gặp họ trong một tình huống ít căng thẳng. Có luôn luôn đúng vây không?


Ảnh minh họa.

Một trong những lý do người ta yêu Halloween là bởi vì nó tạo ra phản ứng cảm xúc mạnh, và những phản ứng đó phù hợp để xây dựng mối quan hệ và kỷ niệm sâu sắc hơn. Khi chúng ta đang hạnh phúc, hoặc sợ hãi, chúng ta đang tiết ra các hormone mạnh, như oxcytocin, nó có tác dụng tạo ra những khoảnh khắc cắm chặt vào não của chúng ta. Vì vậy, chúng ta sẽ nhớ những con người chúng ta đã ở cùng họ. Nếu nó là một trải nghiệm tốt, sau đó chúng ta sẽ ghi nhớ chúng một cách trìu mến và cảm thấy gần gũi với họ nhiều hơn so với nếu chúng ta gặp họ trong một sự kiện trung tính không kích thích.

Shelley Taylor thảo luận về điều đó trong bài viết của bà Hướng đến và kết bạn: Cơ sở sinh động thái của gắn bó nhờ căng thẳng.

Bà chứng minh rằng chúng ta xây dựng một sự gần gũi đặc biệt với những người chúng ta đang ở cạnh khi chúng ta đang ở trong một trạng thái kích thích, và quan trọng hơn, đó có thể là một điều thực sự tốt. Chúng ta là sinh vật xã hội và tình cảm. Chúng ta cần nhau trong những lúc căng thẳng, vì vậy thực tế là cơ thể chúng ta đã phát triển để biết chắc rằng chúng ta cảm thấy gần gũi với những người chúng tôi đang ở cạnh khi đang lâm cảnh sợ hãi. Vì vậy, hãy đưa bồ của bạn tới một ngôi nhà ma ám hoặc đi một chuyến tàu nhào lộn, đó sẽ là một đêm bạn sẽ không bao giờ quên.

doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất