Giải mã ý nghĩa và lợi ích của tục tắm lá mùi chiều 30 Tết

Tắm nước lá mùi là phong tục truyền thống lâu đời của người Việt mỗi dịp Tết cổ truyền

Mẹo "xóa tan" căng thẳng trong những ngày cuối năm

Cách vệ sinh tủ lạnh nhanh gọn, sạch sẽ để trữ đồ Tết

Trà ngon: Món quà ý nghĩa dành cho ngày Tết

Làm sao đón Tết an toàn trong mùa dịch COVID-19

Ý nghĩa của tục tắm lá mùi cuối năm là gì?

Theo quan niệm người xưa, "tục tẩy trần đêm tất niên” (tắm nước lá mùi già) trong ngày cuối cùng của năm cũ nhằm xua đuổi những điều không may mắn, chưa vẹn tròn, hay những nỗi buồn phiền còn vương vấn trong tâm tư, để từ đó sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới. Cái mùi hương thanh khiết và sáng trong đến lạ của nước lá mùi, rất thích hợp cho việc “tẩy trần” vào ngày cuối năm.

Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên, cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt. Để có nồi nước lá mùi già, bạn cần chuẩn bị sẵn hai bó lá mù, gừng, muối. Trước tiên cần rửa sạch lá mùi và gừng đập dập (không nên băm nhỏ mà chỉ nên đập dập), đổ nước và đun sôi. Sau khi nước sôi, chắt nước lá mùi đã đun ra chậu, thêm một chút muối, hòa loãng với nước ấm và đem sử dụng.

Lợi ích của việc tắm lá mùi đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, lá mùi có vị cay, tính ấm, tắm lá mùi sẽ giúp bạn đổ mồ hôi, giảm căng thẳng, mệt mỏi và nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe như:

Tắm nước lá mùi già giúp diệt khuẩn, làm sạch da

- Lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe.

- Tốt cho người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng...

- Hỗ trợ giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, làm dịu cơn co rút cơ.

- Chữa trị bệnh cảm, phòng tránh mắc phải căn bệnh này.

- Tinh dầu có trong lá mùi chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu.

Lưu ý khi tắm lá mùi

Tuy có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai tắm nước lá mùi cũng tốt.

- Những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng.

- Không tắm khi vừa ăn no vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, ở tim, dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh.

- Những ai đang bị ốm, sốt cũng có thể làm bệnh trầm trọng hơn nếu tắm nước lá mùi.

Phạm Quỳnh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa