Lạm dụng rượu bia có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe
Bí quyết lựa chọn bữa ăn nhẹ ngon miệng và bổ dưỡng cho trẻ
Điều gì xảy ra khi bạn bỏ rượu trong 1 tháng?
Béo phì, rượu bia làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột trước tuổi 50
Podcast: Chuyên gia tư vấn cách giảm đau đầu sau cuộc nhậu
Nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và để tăng cường các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội năm 2024, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đồng thời tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ hội trong năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu bia.
Tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng, để bảo đảm an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội; Tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; Tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; Không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; Thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.
Quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu bia tại địa phương. Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách địa phương hằng năm để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu bia.
Chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu bia thuộc lĩnh vực phụ trách. Triển khai hiệu quả các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại của rượu bia đối với sức khỏe; Phòng, chống tác hại của rượu bia cho người lao động, cho học sinh, sinh viên, đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; Phòng, chống tác hại của rượu bia trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và các lĩnh vực liên quan khác.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, đặc biệt vào các dịp cao điểm để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống tác hại rượu bia thuộc địa bàn quản lý hằng năm gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.
Như chúng ta đã biết, việc lạm dụng rượu bia có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm với sức khỏe, thậm chí có trường hợp tử vong do bị ngộ độc rượu. Do đó, người dân cần hạn chế sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng nguy cơ bệnh tật và tai nạn để tận hưởng một cái Tết an toàn, hạnh phúc bên gia đình.
Uống rượu bia không có ngưỡng nào là an toàn. Trong trường hợp cần uống thì nên tránh lạm dụng, uống quá nhiều; Không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không quá 5 ngày/tuần. Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: Điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.
Đối với những người có uống rượu, bia dịp Tết nên thực hiện tốt các lưu ý sau để bảo vệ sức khỏe:
- Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức thấp nhất trong một lần uống.
- Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.
- Uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.
- Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương…
- Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.
Bình luận của bạn