- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Tăng huyết áp kháng trị thường gặp ở người cao tuổi
Người bệnh rung nhĩ bị tăng huyết áp cần cẩn thận nguy cơ đột quỵ
WHO: Thế giới đã có hơn 1,1 tỷ người mắc bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp có nên dùng TPCN bổ sung kali?
Trẻ bị nôn, đỏ bừng mặt: Cẩn trọng tăng huyết áp
Tiến sỹ Anthony Komaroff, Trường Y Harvard:
Chào bạn!
Theo như những thông tin mà bạn cung cấp thì có thể bạn đang bị tăng huyết áp kháng trị. Tăng huyết áp (THA) kháng trị là khi người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu mặc dù người bệnh đã thay đổi lối sống và đã dùng tới ba nhóm thuốc hạ áp ở liều tối ưu và một trong ba nhóm thuốc là lợi tiểu.
THA kháng trị thường gặp ở những người bệnh tuổi cao, béo phì, bệnh thận mạn, đái tháo đường hay huyết áp ban đầu cao; Những người có thói quen ăn mặn, ăn ít chất xơ nhiều mỡ, ít hoạt động thể lực, lạm dụng bia rượu…
Một nhân tố có thể góp phần tăng huyết áp kháng trị là ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ thì hãy điều trị ngay trước khi điều trị tăng huyết áp.
Khi bệnh nhân có nghi ngờ bị THA kháng trị đều phải được khám chuyên sâu nhằm mục tiêu: Phân biệt THA kháng trị thật hay giả, xác định các yếu tố liên quan, các nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh lý khác có thể gây ra THA, mức độ tổn thương các cơ quan và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Bệnh nhân cần được xét nghiệm máu, nước tiểu và sau đó thăm dò bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để loại trừ một bệnh lý nào đó khác gây ra THA. Cần xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để phối hợp tìm nguyên nhân và cũng có thêm thông tin về chế độ ăn mặn và chức năng thận của bệnh nhân.
Ngoài ra để kiểm soát huyết áp bạn có thể thực hiện một số cách sau:
Biết huyết áp thực sự của mình: Kiểm tra huyết áp của bạn khi ở nhà một vài lần/1 ngày. Máy đo huyết áp ở nhà thường cho kết quả rất chính xác và cách sử dụng tương đối đơn giản. Đo huyết áp tại nhà thường rất hữu ích vì đôi khi bệnh nhân đo huyết áp ở nhà thì có kết quả bình thường nhưng khi đến bệnh viện thì huyết áp lại tăng lên (tăng huyết áp áo choàng trắng).
Cẩn trọng khi dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc bổ sung có thể khiến bạn bị tăng huyết áp vì vậy hãy hỏi bác sỹ nếu bạn bị tăng huyết áp sau khi uống thuốc.
Kiểm tra sức khỏe toàn diện: Tăng huyết áp kháng trị có thể do nhiều nguyên nhân như ngưng thở khi ngủ, bệnh tuyến thượng thận… để loại trừ nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ: Không nên tự ý mua thuốc hạ huyết áp để uống hay uống thuốc theo chỉ dẫn của người quen, bạn bè không phải là bác sỹ.
Giảm ăn mặn: Người bị tăng huyết áp đặc biệt nhạy cảm với natri, huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối. Vì vậy giảm lượng muối ăn có thể làm hạ huyết áp. Lượng muối ăn mà bạn có thể ăn hàng ngày nên dưới 1.500mgr (khoảng 2/3 thìa cà phê).
Ngoài ra, bạn có thể thay đổi lối sống để kiểm soát tăng huyết áp kháng trị như: Tập thể dục; Kiểm soát cân nặng; Ăn nhiều trái cây và rau quả; Không hút thuốc; Không uống nhiều rượu; giảm Stress…
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch:
Bình luận của bạn