Tạo hình âm đạo mới có thể "yêu"

Phẫu thuật tạo hình âm đạo giúp phụ nữ mắc dị tật âm đạo có đời sống tình dục bình thường (Ảnh minh họa)

Tái tạo âm đạo bằng ruột lợn

6 chai nước Dr Thanh có dị vật: Chưa rõ nguồn gốc?

Trẻ hóc dị vật: Tai nạn phổ biến ngày Tết

Khi "ấy" cần chú ý gì?

Người tăng huyết áp có phải kiêng “yêu”?

Không thể quan hệ nếu mắc dị tật âm đạo

Theo BS. Nguyễn Thị Minh Tâm, tình trạng nữ giới không có tử cung và âm đạo tuy ít gặp nhưng không phải là hiếm. Ước tính cứ 4.000 - 10.000 phụ nữ thì có một trường hợp mắc dị tật âm đạo. Đây là một bệnh bẩm sinh của đường sinh dục nữ mà chưa tìm được nguyên nhân gây ra cụ thể.

Ở các bệnh nhân nữ mắc dị tật này, âm đạo sẽ bị bít đường tống thoát nên gây cản trở bài tiết dịch và máu kinh, vì thế, lượng dịch và máu kinh sẽ ứ đọng ở vùng âm đạo. Ở trẻ sơ sinh, dưới tác động của estrogen từ mẹ truyền qua con trong giai đoạn thai kỳ, cổ tử cung trẻ gái sơ sinh tăng tiết dịch dẫn đến ứ dịch vùng âm đạo.

Trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh lý tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh, thay vì dịch này sẽ được thoát ra ngoài, lại bị ứ lại trong âm đạo, biểu hiện là bé gái có khối u vùng âm hộ. Ngoài ra còn có các triệu chứng như tiểu khó, tiểu rặn, nặng thì nhiễm trùng tiểu (sốt, nước tiểu đục,…).

Còn ở trẻ dậy thì, đến tuổi có kinh nhưng bệnh nhân chỉ bị đau bụng theo chu kỳ tháng nhưng không thấy kinh. Khi trưởng thành, dị tật âm đạo cản trở việc sinh hoạt tình dục, người nam sẽ khó hoặc không thể nào đưa dương vật vào nữ giới mắc bệnh lý dị tật âm đạo.

Do đó, để có đời sống tình dục bình thường, nữ giới mắc dị tật này cần được phẫu thuật tạo hình âm đạo. Mục đích của phẫu thuật là tạo ra một ống âm đạo có kích thước đủ và khả năng bài tiết để cho phép việc quan hệ vợ chồng.

Khi trưởng thành, dị tật âm đạo cản trở việc sinh hoạt tình dục

Tái tạo âm đạo bằng niêm mạc miệng

BS. Nguyễn Thị Minh Tâm chia sẻ, có nhiều kỹ thuật phẫu thuật được áp dụng trong tạo hình âm đạo. Lựa chọn loại phẫu thuật nào tùy thuộc vào kinh nghiệm của bác sỹ và đặc tính riêng biệt của từng bệnh nhân. Dị tật không âm đạo hiện nay được tạo hình bằng các vạt da cân (vạt thẹn) đem lại kết quả khả quan cả về mặt chức năng và hình thức.

Hiện đại hơn, trên thế giới, các bác sỹ tạo hình thường dùng đoạn ruột non đưa xuống làm thành bộ phận này cho nữ giới. Tuy nhiên, việc lấy da tự thân ghép che phủ phần âm đạo khiến phần lấy da mang sẹo. Đặc biệt, phần da cấy ghép dễ co lại, bộ phận này bị hẹp và khô dẫn đến quan hệ tình dục đau đớn và khó khăn.

Đối với chất liệu che phủ là vạt da và mỡ bụng, bẹn, đùi, diện tích bao phủ dày, chiếm gần hết lòng khoang âm đạo sẽ gây cảm giác như chưa “mở khoang”, khi quan hệ tình dục sẽ bị khô và đau. Tại nơi lấy chất liệu cũng sẽ để lại sẹo xấu. Với phương pháp lấy ruột làm chất liệu tái tạo, nguy hiểm hay biến chứng rất dễ xảy ra vì phải động dao kéo vào phần ổ bụng. Hơn nữa, chức năng của ruột là luôn tiết dịch nên hàng ngày, bệnh nhân phải dùng đến băng vệ sinh, rất khó chịu…

Do đó, GS.BS Trần Thiết Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) đã công bố phát minh việc dùng niêm mạc khoang miệng tái tạo âm đạo. Nói về chất liệu lần đầu tiên trên thế giới được sử dụng tái tạo âm đạo này, BS. Phạm Thị Việt Dung – Khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: “Niêm mạc miệng có tính chất mô học tương đồng niêm mạc của âm đạo. Khi dùng chất liệu này, âm đạo được tái tạo sẽ mềm, tiết dịch vừa đủ độ ẩm để quan hệ không đau. Phần vạt phủ không bị co như khi dùng da, biểu mô hóa rất tốt khiến khoang âm đạo sẽ dần được phủ kín hết”.

Ngoài ra, việc lấy vùng da phủ là niêm mạc miệng sẽ giúp bệnh nhân che được sẹo. Sau phẫu thuật, khoang miệng hoàn toàn bình phục. Việc tạo khoang âm đạo sẽ không được làm quá sâu vì sẽ có nguy cơ gây biến chứng như chảy máu trong. Độ dài thông thường khoang rỗng âm đạo là 9 - 12 cm nhưng khi tái tạo sẽ ở mức 8 - 9 cm. Mỗi ca phẫu thuật sẽ kéo dài từ 60 - 90 phút.

Theo BS. Dung, hiện phương pháp dùng niêm mạc khoang miệng tái tạo âm đạo cho người phụ nữ cho kết quả rất tốt. Nhiều bác sỹ ở các bệnh viện lớn trên thế giới đã thừa nhận và học hỏi phương pháp mới và hiệu quả này của Việt Nam.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa