Người dùng có xu hưởng sử dụng taxi Uber ngày càng nhiều (Ảnh: Báo GTVT)
Lương ngành nào đang cao nhất Việt Nam?
Online Friday: Cơn "bão" giảm giá sản phẩm
Black Friday 2014: Cơ hội mua sắm lớn nhất trong năm
10 kiểm soát viên không lưu bị nghỉ việc vì kém tiếng Anh
Vợ sinh đôi, chồng được nghỉ 10 ngày
Taxi Uber là gì?
Taxi Uber là loại hình dịch vụ taxi thông qua việc cài đặt phần mềm ứng dụng Uber trên điện thoại thông minh (smartphone) để kết nối giữa những người cần di chuyển và chủ xe nhàn rỗi. Những xe tham gia sử dụng Uber không có biển hiệu taxi, không có logo hay đồng hồ tính tiền cước như những xe taxi khác.
Người cần di chuyển chỉ cần dùng ứng dụng Uber (đã cài trên điện thoại) để đăng ký hành trình. Hệ thống của Uber sẽ tự động kết nối với một chủ xe (có đăng ký tham gia vào ứng dụng Uber). Sau đó, Uber sẽ kết nối thông báo với 1 chủ xe gần nhất, và phản hồi cho hành khách biết trước thông tin về cước phí, lộ trình và đặc điểm chiếc xe sắp đến đón cùng tài xế lái xe.
Nếu đồng ý, hành khách sẽ trả tiền qua thẻ thanh toán quốc tế Visa, Mastercard. Chủ xe sẽ hưởng 80%, công ty Uber lấy 20% trên cước phí của mỗi chuyến đi (mô hình này được áp dụng trên toàn thế giới). Cước phí hành khách phải trả thấp hơn nhiều so với gọi taxi thông thường. Các xe tham gia Uber tính cước phí rẻ hơn taxi truyền thống 20%. Hơn nữa, khách hàng cũng sẽ có nhiều cơ hội được đi xe sang của những hãng nổi tiếng như Mercedes-Benz…
Sử dụng Uber, khách hàng sẽ biết được quãng đường và số tiền cần phải trả từ trước (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Ông Karun Arya – Giám đốc Truyền thông khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Uber, cho biết: Uber ra đời từ năm 2009, hiện có mặt tại 130 thành phố trên thế giới nhưng mới có mặt ở Việt Nam từ tháng 7/2014 và mới xuất hiện tại Hà Nội.
Taxi Uber tồn tại nhiều rủi ro?
Ưu điểm lớn của taxi Uber là giá thành rẻ hơn, kết nối nhanh hơn. Nhưng, với cơ quan quản lý Nhà nước thì đây là hình thức kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh, tồn tại nhiều rủi ro cho cả khách hàng lẫn tài xế.
Ông Trần Bảo Ngọc – Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải, lý giải: Thực tế, mỗi quan hệ giữa người lái xe và người điều hành Uber là thông qua mạng. Họ có thể không biết nhau và không chịu trách nhiệm về hành động của nhau. Thử đặt giả thiết khi lái xe vô tình vận chuyển hành khách có mang theo hàng quốc cấm (ma túy, hàng lậu) trên xe nếu lực lượng chức năng phát hiện, bản thân người lái xe mặc dù vô tình nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng quốc cấm đó vì anh ta không có bằng chứng chứng minh sự vô tội của mình.
Để hoạt động hợp pháp, phải đăng ký kinh doanh
Ngày 28/11, Thanh tra giao thông kết hợp cùng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đã ra quân xử lý xe dịch vụ Uber, lập biên bản tạm giữ giấy tờ vi phạm “kinh doanh vận tải bằng ô tô (taxi Uber) không có đăng ký kinh doanh theo quy định” theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Cơ quan chức năng xử lý xe kinh doanh dịch vụ taxi Uber trái phép (Ảnh: Anh Sinh)
Được biết, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi các Bộ ngành chức năng có thẩm quyền như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông… có những nghiên cứu để đánh giá về tính hợp pháp của dịch vụ kinh doanh thông qua Uber, đảm bảo các dịch vụ được kinh doanh thuận lợi trong hành lang pháp lý và bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam khi sử dụng những dịch vụ này.
Với những đơn vị cá nhân muốn bán dịch vụ vận tải của mình thông qua Uber, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì mới đủ điều kiện để bán dịch vụ cho Uber.
Bộ Giao thông vận tải cũng đã đề nghị Bộ Công an tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý với lái xe chở người có thu tiền nhưng không thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam, đồng thời có biện pháp ngăn chặn việc vi phạm pháp luật (nếu có) của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phần mềm Uber để kinh doanh.
Xét về góc độ kinh doanh, rõ ràng việc ứng dụng phần mềm Uber trên điện thoại cộng với việc sử dụng xe sang để vận tải là ý tưởng kinh doanh tốt, và đáng ứng nhu cầu “sang trọng” của một lượng khách hàng khi muốn di chuyển bằng taxi. Vì vậy, nên chăng các cơ quan chức năng cần hướng dẫn, yêu cầu Uber cũng như các chủ xe kết nối với Uber phải đăng ký kinh doanh, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Bình luận của bạn