Mỗi ngày Viện Huyết học - Truyền máu TW phải phát ra 1.500 đơn vị máu cho các bệnh viện trong khu vực. (Ảnh: Internet)
Hàng trăm cảnh sát cơ động tham gia hiến máu
900 người tham gia hiến máu tình nguyện
Cán bộ y tế hiến máu cứu sống sản phụ nguy kịch
Ngày hội hiến máu "Giọt hồng tri ân" khai mạc tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Liberia: Bác sỹ kêu gọi hiến máu để chữa Ebola
Báo động tình trạng thiếu máu tại các bệnh viện
Trong những ngày cuối năm 2014 và đầu năm 2015 này, tình trạng thiếu máu đang xảy ra rất trầm trọng, không chỉ riêng Hà Nội mà trên cả toàn quốc. Với những người mắc các bệnh về máu, thời điểm này là nỗi sợ hãi của người bệnh. Kho máu dự trữ cạn kiệt đồng nghĩa với việc điều trị phải cầm chừng, người bệnh sẽ khó mà có thể vượt qua được bệnh tật của mình.
Theo thông tin từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, mỗi ngày Viện phát ra khoảng 1.500 đơn vị máu để phục vụ cho hơn 120 bệnh viện tại Hà Nội và khu vực lân cận, nhưng kho máu dự trữ của Viện đến ngày 5/1 chỉ còn trên 1.500 đơn vị.
Đặc biệt, cũng tại Trung tâm Truyền máu Thái Nguyên trong ngày 5/1, trung tâm chỉ còn dưới 50 đơn vị máu, trong khi nhu cầu máu hàng ngày của trung tâm khoảng 40 đơn vị. Còn tại Trung tâm Truyền máu Hải Phòng, trung bình mỗi tháng cần 1.200 - 1.500 đơn vị máu, hiện cũng rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng. Theo số liệu cập nhật, tổng lượng máu của trung tâm còn chưa đầy 50 đơn vị máu, trong đó nhóm máu A gần như cạn kiệt.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Thúy - Phó trưởng khoa Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn: “Gần Tết năm ngoái, có ngày chúng tôi đặt 10-20 đơn vị máu nhưng chỉ nhận được 1-2 đơn vị. Việc thiếu máu trầm trọng khiến Bệnh viên Xanh Pôn rất bị động trong việc cung ứng máu điều trị. Để cứu sống bệnh nhân, chúng tôi phải huy động thêm người nhà truyền máu. Khi đó phải khởi động lại toàn bộ hệ thống thu gom, sàng lọc, lưu trữ máu của bệnh viện. Câu chuyện thiếu máu về Tết năm nào cũng rất căng”.
Một bệnh nhi đang phải điều trị bệnh ung thư máu. (Ảnh: TPO)
Lý giải về thực trạng thiếu máu vào những dịp này trong năm, GS.TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết: “Tình trạng thiếu máu có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan là dịp cuối năm đến nay, sinh viên nghỉ Tết Dương lịch và phải thi cử để chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán hoặc trời rét quá… Có những tỉnh thành, kế hoạch hiến máu đã được phê duyệt nhưng cũng chưa thực sự vào cuộc mạnh mẽ như những ngày bình thường trong năm. Trong khi đó, công tác khám chữa bệnh vẫn diễn ra bình thường, nên thiếu hụt hẳn lượng máu phục vụ điều trị”.
Nhóm máu A, O khan hiếm ở mức báo động
Theo tổng hợp từ các bệnh viện gửi về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nhu cầu về lượng máu A và máu O cho điều trị từ dịp Tết Dương lịch tới Tết Nguyên đán cần có 5.000 đơn vị máu nhóm A và 8.000 đơn vị máu nhóm O, trung bình mỗi ngày các bệnh viện cần từ 80-100 đơn vị máu nhóm A và 120-150 đơn vị nhóm O.
Tuy nhiên, theo thông tin cập nhật của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đến ngày 5/1, lượng máu nhóm A ở mức báo động khẩn cấp khi nhóm máu A không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng máu trong một ngày. Điển hình như dự trù của Bệnh viện Bạch Mai là 100 đơn vị nhóm máu A, nhưng chỉ được cấp phát tạm thời 1 đơn vị.
“Có 2 nhóm máu thiếu nhiều là A và O. Nhóm máu O thì năm nào cũng thiếu, nhưng năm nay nhóm máu A bị thiếu là điều đặc biệt. Chúng tôi thấy rằng, một khi nhu cầu truyền máu tăng lên thì tình trạng mất cân đối giữa các nhóm máu sẽ thường xuyên xảy ra”, GS.TS Nguyễn Anh Trí băn khoăn.
Hoa hậu Ngọc Hân tham gia hiến máu trong một chương trình gần đây. (Ảnh: TPO)
Trên thực tế, nhóm máu O là nhóm máu phổ thông với khoảng 45-46% dân số Việt Nam mang nhóm máu này. Chính vì phổ biến, nên tỷ lệ người đau ốm trong cộng đồng có nhóm máu O cũng thường cao hơn.
Ngoài ra, nhóm máu O là nhóm máu có thể truyền thay thế được cho tất cả các nhóm máu khác, nên dẫn đến việc trong quá trình sử dụng máu, đặc biệt đối với các trường hợp cấp cứu, trường hợp khó định được nhóm máu, khó tìm được nhóm máu phù hợp thì nhóm máu O sẽ được các cơ sở điều trị dùng truyền thay thế. Vì thế, tuy là nhóm máu phổ thông nhất nhưng nhóm máu O lại luôn ở trong tình trạng khan hiếm là điều dễ hiểu vì tần xuất sử dụng nhiều hơn so với các nhóm máu khác.
Trước tình hình hiện nay, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang rất nỗ lực để rút ngắn thời gian, triển khai nhanh các công việc để có lượng máu đáp ứng nhu cầu điều trị. Mấy ngày vừa qua, với sự vào cuộc của hệ thống truyền thông và sự vào cuộc của các tình nguyện viên, trước tiên kêu gọi lực lượng hiến máu dự bị (những người đã từng hiến máu và biết được nhóm máu của mình) tham gia hiến máu. Viện đã kêu gọi các cơ quan, đoàn thể cùng vào cuộc và cử người đến từng địa phương, cơ quan đề xuất phối hợp để chuẩn bị tổ chức các buổi hiến máu tình nguyện.
Bình luận của bạn