- Chuyên đề:
- Phong thủy ngày Tết
Chúc mừng năm mới 2021!
Những món ăn và đồ uống "làm mưa làm gió" năm 2020
Món ăn truyền thống mùa lễ hội cuối năm trên toàn thế giới
10 bộ phim đáng xem dịp Giáng sinh, năm mới 2021
7 mẹo giúp bạn uống ít rượu bia hơn trong năm mới
Nhật Bản: Mì soba làm từ bột kiều mạch là món ăn truyền thống trong đêm giao thừa của xứ sở Phù Tang. Với tên gọi soba toshikoshi (nghĩa là "năm đã qua"), một bát mì tượng trưng cho lời tạm biệt năm cũ và sự trường thọ. Truyền thống này đã trở nên phổ biến với người dân thường từ giữa thời kỳ Edo.
Đan Mạch: Người Đan Mạch có truyền thống giữ lại những loại chén đĩa cũ, sứt mẻ để ném vào cửa nhà hàng xóm, bạn bè của mình trong đêm giao thừa. Người dân nơi đây quan niệm, gia đình có nhiều mảnh vỡ trước hiên nhà chứng tỏ có nhiều bạn bè yêu quý và sẽ nhận được nhiều may mắn trong năm mới.
Tây Ban Nha: Người dân Tây Ban Nha chọn cách ăn 12 quả nho để đón chào năm mới. Khi đếm ngược tới thời khắc giao thừa, họ ăn từng quả nho ứng với 12 tiếng chuông đồng hồ.
Costa Rica: Nếu bạn mong muốn sớm được du lịch trở lại trong năm 2021, hãy học tập người Costa Rica. Tại nhiều quốc gia ở Nam Mỹ, vào dịp năm mới, các gia đình sẽ xách 1 chiếc vali rỗng chạy quanh khu nhà. Khoảng cách chạy càng xa chứng tỏ họ sẽ có cơ hội đặt chân tới những vùng đất mới.
Hy Lạp: Theo truyền thống Hy Lạp, củ hành tây tượng trưng cho sự tái sinh trong năm mới. Do đó, các gia đình sẽ treo dây củ hành trước cửa nhà vào ngày 31/12 để có năm mới sung túc, thịnh vượng.
Ecuador: Người Ecuador thường có phong tục đốt các hình nộm được làm phỏng theo những điều xấu trong năm cũ. Bằng cách đốt các hình nộm này, họ có thể sẵn sàng bước sang một năm mới may mắn hơn.
Thổ Nhĩ Kỳ: Vào thời khắc giao thừa, người dân Thổ Nhĩ Kỳ thường đập vỡ quả lựu như cách dự đoán tương lai. Trái cây này được coi là biểu tượng cho sự may mắn, sung túc, dồi dào trong năm mới. Hạt lựu bắn càng xa chứng tỏ gia đình đó gặp nhiều may mắn.
Bình luận của bạn