Tháo khớp nửa bàn chân vì nhiễm trùng do đái tháo đường đường

Đái tháo đường type 2 là gánh nặng kinh tế của quốc gia

Sắp có vaccine đái tháo đường type 1

Bổ sung anthocyanins cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Có thể chẩn đoán đái tháo đường qua khám răng

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vết thương ở chân chảy mủ, đau nhức. Trước đó một tháng, vì nghĩ vết xước nhỏ nên ông chỉ bôi thuốc sát trùng và uống thuốc giảm đau. Khi đi khám ở bệnh viện tại An Giang được chẩn đoán đái tháo đường, bệnh nhân lên TP HCM để điều trị.

Kết quả Xquang ở bệnh nhân cho thấy vết thương hoại tử hủy hết xương ngón 2,3,4.

Do vết nhiễm trùng đã khá nặng và hoại tử đã đến xương, các bác sĩ chỉ còn biện pháp duy nhất là phải mổ cắt bỏ ngón 2,3,4 bàn chân trái. Trong quá trình mổ, nhận thấy phần mô dưới da và bao gân gập duỗi các ngón đã bị nhiễm trùng nặng, có mủ lan dọc đến tận giữa bàn chân, các bác sĩ buộc phải quyết định phải tháo khớp nửa bàn chân. Điều này nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng có thể tái phát và lan rộng sẽ buộc phải mổ lại nhiều lần. 

Bệnh nhân đã xuất viện sau 6 ngày điều trị, vết mổ khô và đường huyết ổn định. Về lâu dài cần phải uống thuốc và tiếp tục theo dõi để kiểm soát đường huyết.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Nương Minh Ngà, Giám đốc Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận cảnh báo, người mắc bệnh đái tháo đường không nên xem thường các vết thương trên da. Chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng rất lâu lành và có thể trở thành nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Nếu người bệnh được theo dõi điều trị thường xuyên để ổn định đường huyết tốt thì nếu có vết thương cần phải mổ cũng sẽ có khả năng chữa lành cũng giống như ở người bình thường.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin