Những nguyên tắc cần phải nắm rõ khi thắp hương ngày Tết

Không phải ai cũng biết thắp hương đúng cách

Ngày Tết thắp hương như thế nào?

Ngày Tết thắp hương như thế nào?

1.000 sinh viên Học viện Y Dược học Cổ truyền dâng hương Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh

Phóng sự ảnh: Lễ dâng hương tại Đền Bia tưởng niệm Đại danh y Tuệ Tĩnh

Cúng tất niên thế nào mới chuẩn?

Thắp hương là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Việc thắp hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt một cách gần gũi và thiêng liêng.

Những lưu ý khi thắp hương ngày Tết

- Sắp xếp ban thờ: Trước khi thắp hương, phải sắp xếp lại ban thờ cho thật gọn, thoáng, không có vật cản để tránh việc khi ta đưa tay lên thắp hương sẽ làm xô lệch, đổ vỡ các đồ vật trên ban thờ.

 Nên sắp xếp ban thờ để khi thắp hương không làm xô lệch hay đổ vỡ mọi vật

- Giữ nguyên tắc số lẻ: Việc thắp bao nhiêu nén hương tùy lễ. Nếu muốn duy trì bàn thờ hàng ngày thì nên đốt một nén hương. Còn lễ gia tiên, giỗ Tết không làm lễ lớn chỉ thắp 3 nén hương tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân (có trời đất và con người).

- Chọn hương để thắp: Nên chọn loại que nhỏ để hạn chế lượng khói hương hít phải. Nên chọn loại hương có nguồn gốc tự nhiên, ít hương liệu để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Khi thắp hương: Khi thắp hương, phải châm hương một cách cung kính, khi châm hương nếu có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa, hoặc cầm hương vẩy lên xuống để dập lửa. Không được phép dùng miệng thổi tắt lửa.

- Tâm, tư thế khi thắp hương: Cần chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang kín đáo. Khi đốt hương cần có tâm trạng bình tĩnh, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương quá xa hoặc quá gần đều không tốt. Khi dâng hương, miệng nên ngậm lại, ngoài việc thầm cầu trong lòng, hoặc tụng niệm nhỏ, không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh. Trong thời gian thắp hương, không nên đưa mũi lại gần để ngửi hương.

Khi thắp hương cần ăn vận kín đáo, lịch sự để tỏ lòng thành kính

- Vệ sinh ban thờ: Sau khi việc dâng hương hoàn tất, xung quanh lư hương nếu có tàn hương rơi vãi, nên dùng chổi lông gà để phủi bớt. Không được dùng miệng để thổi bay những tàn hương ở bên cạnh lư hương.

- Không thắp hương liên tục, kể cả lễ Tết: Chỉ thắp khi cúng dường, lúc chuẩn bị xong mâm cỗ tất niên, mâm cúng giao thừa, thắp lại lần nữa khi chuyển giao năm mới. Thắp hương hay khấn liên tục chỉ gây phiền nhiễu cho gia tiên, là điều không tốt, nhất là khi đồ cúng vẫn giữ nguyên không có bổ sung mới. Như vậy đồng nghĩa với việc mời gia tiên về ăn đi ăn lại, tỏ rõ thái độ không thành tâm và coi thường của gia đình.

Lưu ý: 

Để ở nơi cố định, khô ráo và sạch sẽ, dùng hộp có thể đậy kín để đựng các loại hương phẩm khác nhau.

- Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.

- Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất.

Dương Nhung H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức