Các loại vaccine Ebola hiện tại vẫn đang trong quá trình thử nghiệm
WHO chính thức thử nghiệm vaccine Ebola trong tháng 12
Thử nghiệm vaccine Ebola của Canada trên người
Nga sẽ sản xuất 3 loại vaccine Ebola trong 6 tháng tới
Thụy Sĩ thử nghiệm 2 loại vaccine Ebola trên người
Mỹ: Sẵn sàng thử nghiệm vaccine Ebola trên người
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ một loại vaccine hay thuốc điều trị Ebola nào được đưa ra trên thế giới, ngoại trừ các loại thuốc thử nghiệm. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch bệnh do virus Ebola tính đến ngày 21/11, Thế giới đã ghi nhận 15.417 trường hợp mắc, trong đó 5.508 trường hợp tử vong. Ngoài ra, WHO ghi nhận 596 nhân viên y tế mắc Ebola, trong đó 345 trường hợp tử vong.
Cũng theo WHO sự tăng cường giám sát, hỗ trợ tại 3 quốc gia Tây Phi (Guinea, Liberia, Sierra Leone) đã tốt hơn nhưng cần mở rộng giám sát tại Mali. Sự bùng phát dịch Ebola tại Congo là riêng biệt với khu vực Tây Phi và đã 42 ngày qua không ghi nhận ca mắc mới.
Trợ lý của Tổng Giám đốc WHO, TS Marie Paule Kieny đã từng cho biết: “Vaccine của Glaxo Smith Kline (GSK) đã bắt đầu thử nghiệm tại Mỹ và Anh. Vaccine của NewLink cũng sắp bắt đầu được thử nghiệm tại Mỹ và Đức”. Bà cũng nói rằng các vaccine mặc dù đã cho kết quả rất khả quan ở khỉ nhưng khỉ không phải là con người: “Nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp, chúng ta sẽ bắt đầu thử nghiệm một số loại vaccine ở các nước bị ảnh hưởng vì Ebola ngay đầu năm sau. Nhưng đây không phải là một chiến dịch tiêm phòng đại trà, bởi số lượng vaccine không đủ để làm điều đó”.
Những hình ảnh không khó tìm thấy ở những vùng dịch Ebola
Mới đây, Bộ trưởng Y tế Nga Veronika Skvortsova ngày 24/11 cho biết, Nga đã bắt đầu thử nghiệm một số loại vaccine chống virus Ebola trên khỉ. Hiện Nga đang chế tạo một số loại vaccine ngăn ngừa virus Ebola và sẽ tiến hành tất cả các thử nghiệm cần thiết để đảm bảo độ an toàn của các loại vaccine này. Một số vaccine của Nga vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, và một số loại khác đã được thử nghiệm trên khỉ.
Cùng thời điểm đó, ngày 13/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Canada Rona Ambrose cho biết nước này bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người loại vaccine Ebola do Canada bào chế.
Trong giai đoạn đầu, vaccine VSV-EBOV (do Phòng thí nghiệm vi sinh quốc gia Canada ở Winnipeg bào chế) được thử nghiệm lâm sàng trên 20 tình nguyện viên thuộc Viện nghiên cứu quân sự Walter Reed của Mỹ để kiểm tra về liều lượng, hiệu quả và các tác dụng phụ (nếu có) và nếu kết quả thử nghiệm khả quan, vaccine VSV-EBOV sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 12 năm nay.
Các chuyên gia của WHO nhận định phải đến 2015 mới chính thức có vaccine Ebola
Ở Anh, Mỹ và Thụy Sĩ cũng đã tổ chức tiến hành thử nghiệm vaccine Ebola trên người vào hồi tháng 9. Mỹ là nước tích cực nhất trong các nước trên thế giới với nhiều nghiên cứu cũng như đầu tư cho công cuộc đẩy lùi dịch Ebola.
Người tình nguyện đầu tiên ở Anh tiếp nhận vaccine thử nghiệm là Ruth Atkins, 48 tuổi, một quản lý truyền thông của Cơ quan Y tế quốc gia Anh (NHS). Bà từng là một y tá. Khi lái xe đi làm, bà nghe trên đài truyền thanh rằng các nhà nghiên cứu Đại học Oxford cần người tình nguyện để thử nghiệm vaccine.
“Tôi tình nguyện bởi tình hình ở Tây Phi đang quá nghiêm trọng. Việc tham gia quá trình thử nghiệm vaccine là một đóng góp nhỏnhưng tôi hi vọng sẽ có tác động lớn” - bà Atkins cho biết. Sau khi được tiêm vaccine, bà khẳng định sức khỏe mình vẫn bình thường.
Bà Ruth Atkins là người đầu tiên trong 60 tình nguyện viên khỏe mạnh được tiêm thử vaccine ở nước Anh
Hồi tháng 8, Một bác sỹ người Mỹ bị nhiễm Ebola sau khi tiếp xúc với bệnh nhân ở Tây Phi đã có dấu hiệu hồi phục sau khi dùng thuốc thử nghiệm ZMapp và được xuất viện. Nhưng các bác sỹ Mỹ cho rằng vẫn chưa thể đảm bảo độ tin cậy của ZMapp vì thuốc này chỉ mới được thử nghiệm trên khỉ và một nhà truyền giáo Tây Ban Nha (bị nhiễm Ebola sau khi làm việc ở Tây Phi) đã thiệt mạng mặc dù đã dùng ZMapp.
Ở Châu Á, Nhật Bản và Thái Lan cũng đã có những động thái tích cực trong việc cùng thế giới tìm cách đẩy lùi cũng như tìm kiếm vaccine Ebola. Tuyên bố của Tập đoàn Fujifilm được đưa ra trong bối cảnh truyền thông cho rằng một bệnh nhân Ebola ở Tây Ban Nha đã phục hồi thể trạng sau khi uống loại thuốc tên Avigan (Favipiravir). Loại thuốc do Công ty hóa chất Toyama, thuộc Tập đoàn Fujifilm phát triển đã được chấp nhận là loại thuốc chống cúm ở Nhật Bản hồi tháng 3 nhưng hiện vẫn chưa được chấp nhận để điều trị Ebola. Avigan hiện đã được sử dụng ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Na Uy để điều trị cho các bệnh nhân Ebola.
Bên cạnh việc chạy đua phát triển các loại vaccine và thuốc chế ngự Ebola, cả thế giới vẫn đang tăng cường các biện pháp đề phòng chống Ebola. Bằng các hình thức như kiểm tra kỹ ở các cửa khẩu, sân bay; diễn tập thu dung người bệnh Ebola về bệnh viện và các biện pháp cách ly, điều trị; sử dụng phòng hộ đầy đủ,… nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của đại dịch “chết người” này.
Bình luận của bạn