Thích nhổ tóc - biểu hiện tâm thần nguy hiểm

Hội chứng nghiện giật tóc là biểu hiện của căn bệnh tâm thần nghiêm trọng (Ảnh minh hoạ)

1/4 dân số thế giới gặp các vấn đề về tâm thần

Mèo truyền bệnh... tâm thần!

Thuốc rẻ: Tin vui cho các bệnh nhân tâm thần

Trời quá nóng, phát điên là chuyện bình thường!

Động kinh không phải là bệnh tâm thần

12 năm ăn tóc trụi hết đầu

PGS.TS.BS cao cấp Cao Tiến Đức - Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị My (học lớp 6, trú tại Quất Lâm, Nam Định) mắc chứng bệnh nhổ và ăn tóc.

Chị Lê Thị Liên, mẹ bệnh nhân, cho hay ngày mới sinh, My đã có thói quen nhổ tóc ăn, đến nay đa phần thời gian ăn tóc cháu ở trên lớp, nhất là khi gặp các bài học khó, cần suy nghĩ. Hiện tại, trên đầu My chỉ còn lơ thơ vài sợi.

Theo nhận định ban đầu của bác sỹ, My mắc bệnh Trichotillomania - hội chứng nghiện giật tóc - căn bệnh tâm thần nghiêm trọng.

“Trichotillomania là một dạng rối loạn đặc trưng bởi sự thôi thúc không thể kiềm chế được phải kéo đứt lông, tóc trên cơ thể mới thấy dễ chịu. Vì vậy, nó cũng được xếp vào dạng bệnh nghiện và tiến triển liên tục.

Lúc đầu, đó chỉ là thói quen nhẹ như xoắn tóc, vuốt lông mi, lông mày. Khi đã phát bệnh, những thói quen này rất khó bỏ, thậm chí còn vượt quá tầm kiểm soát và dẫn đến nhổ trụi lông mi, lông mày”, PGS Đức cho biết.

Mức độ nguy hiểm của bệnh

Theo vị chuyên gia này, hội chứng Trichotillomania xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt có xu hướng bắt đầu từ trẻ nhỏ, các triệu chứng ban đầu không rõ ràng và thường bị bỏ qua. Cùng với hội chứng này, trẻ còn có một số tật xấu khác như cắn móng tay (cũng là dấu hiệu cho một rối loại tâm thần nhưng dễ bị bỏ qua).

PGS Đức khuyến cáo tự nhổ và ăn tóc không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây chứng viêm nhiễm da và rối loạn cấp tính, làm cho người bệnh cảm thấy xấu hổ về hình thức, ngại tiếp xúc và dẫn đến xa lánh cộng đồng và làm tăng tỷ lệ tự sát.

Hơn nữa, ăn tóc quá nhiều có thể hình thành khối tóc lớn trong dạ dày, gây đau bụng và phải phẫu thuật điều trị.

“Các bác sỹ có thể sử dụng liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi và dùng một số thuốc để điều trị bệnh. Trong đó, thuốc chống trầm cảm, vitamine, dưỡng não đem lại hiệu quả tốt, nhưng phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa”, PGS Đức cho hay.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn