Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần
TPCN giảm cân Nhật chứa chất gây rối loạn tâm thần
Số người mắc bệnh rối loạn tâm thần gia tăng
Trên 400 triệu người bị rối loạn tâm thần
Những rối loạn tâm thần quái lạ
Rối loạn tâm thần đang trẻ hóa
Mỗi ngày Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp đón khoảng 200 bệnh nhân đến thăm khám và điều trị, trong đó bệnh nhân ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ không nhỏ. Tâm lý học sinh hiện nay phát triển phức tạp, các em dễ bị dao động, lung lay trước các giá trị sống, biến động từ gia đình đến xã hội, trong khi các em không có cơ hội trang bị đủ kiến thức cần thiết về tâm lý. ThS Nguyễn Cao Minh - Phòng Tâm lý học lâm sàng, Viện Tâm lý học, có từ 12 - 13% trẻ em Việt Nam (trong độ tuổi 6 - 16), tức là có khoảng 2,7 triệu trẻ em và vị thành niên trên toàn quốc có những biểu hiện về sức khỏe tâm thần một cách rõ rệt.
Những năm gần đây, bệnh nhân bị rối loạn tâm thần gia tăng mà nổi cộm nhất là xuất phát từ những sang chấn tâm lý rất bình thường như: Ăn kém, giảm hứng thú, giảm giao tiếp, giảm trí nhớ, tâm lý bất an... Ngay như tình trạng mất ngủ kéo dài, hay suy nghĩ mông lung cũng là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần khá phổ biến để rồi khi làm việc quá sức, học tập quá tải sẽ phát sinh bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm, mất trí...
Nguyên nhân do đâu?
Một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tâm thần:
- Do tổn thương trực tiếp tại tổ chức não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não: Chấn thương sọ não, nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai thần kinh...), nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma tuý, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp...), các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não...); Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: Các bệnh nội khoa, nội tiết, các bệnh về chuyển hóa và thiếu vitamin...
- Do cấu tạo thể chất bất thường: Các dị tật bẩm sinh, thiếu sót về hình thành nhân cách.
- Do các nguyên nhân khác: Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất...) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu.
Một người được coi là bị rối loạn tâm thần khi nào?
Nhiều bệnh nhân bị rối loạn tâm thần khác nhau có thể có những triệu chứng giống nhau do đó nếu chỉ xét các biểu hiện bên ngoài thì rất khó đánh giá được và bệnh rối loạn tâm thần cũng không thể phát hiện được qua các xét nghiệm thông thường. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý và tâm thần lâm sàng giàu kinh nghiệm sẽ dựa vào triệu chứng của bệnh nhân và theo dõi các cử chỉ, hành vi trong một thời gian dài để chẩn đoán bệnh.
Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần thường thay đổi về tính cách
Các bác sỹ tâm thần ở Anh thường chẩn đoán các bệnh sức khoẻ tâm thần theo hệ thống phân loại bệnh ICD của Tổ chức Y tế Thế giới (the World Health Organisation’s International Classification of Diseases). Hệ thống phân loại này liệt kê các bệnh và các triệu chứng theo nhiều tiểu mục khác nhau. Các chuyên gia cho rằng hiện nay hầu hết các bác sỹ chỉ tiếp cận bệnh nhân theo góc độ y tế. Họ quên mất rằng, thực chất gốc rễ của những vấn đề rối loạn tâm thần nằm ở những mối quan hệ tâm lý, xã hội của người bệnh.
Rối loạn tâm thần ở giai đoạn sớm có các biểu hiện:
Rối loạn giấc ngủ: Bệnh nhân có thể mất ngủ, không thể duy trì giấc ngủ và thường thức trắng đêm.
Thay đổi tính cách: Bệnh nhân thay đổi tính cách so với trước kia như dễ cáu giận hơn, giận dữ vô cớ, thậm chí kích động đập phá, đánh người vô cớ. Đặc biệt, có thể có sự thay đổi tình cảm, thái độ với người thân.
Thay đổi trong nề nếp sinh hoạt hàng ngày: Người bệnh trở nên lười biếng hơn, ít hoặc ngại giao tiếp, không quan tâm đến người thân, bỏ bê công việc, mất hoặc không duy trì các thói quen, sở thích trước kia, không chăm sóc vệ sinh cá nhân.
Thay đổi trong cách nghĩ: Bệnh nhân trở nên đa nghi hơn, hay nghi ngờ cả với người thân, thường có hành vi theo dõi, kiểm tra... hoặc có những ý nghĩ không đúng, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Rối loạn tâm thần nếu được điều trị sớm thì sẽ rút ngắn được thời gian điều trị và khả năng khỏi bệnh cao. Khi phát hiện các rối loạn tâm thần, trong trường hợp bệnh nhân còn nhận thức được bệnh của mình, nên xem xét kỹ các rối loạn này có từ bao giờ, có những nguyên nhân trong cuộc sống tác động đến hay không? Hãy bày tỏ với người thân về các rối loạn của mình để họ có thể trợ giúp hoặc đưa ra những lời khuyên hợp lý. Gia đình nên tìm hiểu kỹ những thay đổi ở bệnh nhân để động viên, chia sẻ và thông cảm, đưa đến ngay các trung tâm tư vấn tâm lý hoặc các phòng khám chuyên khoa tâm thần.
Thùy Trang H +
Bình luận của bạn