Thiếu muối mật gây sỏi mật, xơ gan: Làm sao để phòng ngừa?

Muối mật là thành phần hữu cơ chính trong dịch mật

Phẫu thuật giảm cân có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật

5 sự thật có thể bạn chưa biết về túi mật

Vai trò của muối mật trong cơ thể là gì?

Sỏi mật và sỏi thận có gì khác biệt?

Thiếu muối mật có thể gây ra những tình trạng gì?

Khi cơ thể không sản sinh đủ muối mật, các chất như cholesterol, sắc tố bilirubin, các chất độc… đáng lẽ phải bị thải bỏ bằng cách hòa tan trong dịch mật dưới tác động của muối mật sẽ tiếp tục tích lũy trong cơ thể. Điều này có thể gây hại cho các cơ quan trong cơ thể, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như sỏi mật, ứ mật, xơ gan, suy gan…

Ngoài ra, muối mật cũng là chất trung gian tham gia vào quá trình tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Vì thế, thiếu muối mật có thể dẫn đến các triệu chứng, tình trạng dưới đây:

- Thiếu vitamin: Người bị thiếu muối mật cũng thường bị thiếu hụt các vitamin tan trong chất béo, đặc biệt là vitamin D, A, E và K.

- Ợ nóng: Muối mật có vai trò trung hòa các thực phẩm có tính acid trong chế độ ăn hàng ngày. Do đó, thiếu muối mật có thể dẫn tới triệu chứng ợ nóng.

Thiếu muối mật có thể gây đầy bụng, đau bụng

- Đầy bụng, đau bụng: Khi không có đủ muối mật trong hệ tiêu hóa, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo. Điều này dẫn tới tình trạng đầy bụng, đau bụng.

- Rối loạn tiêu hóa: Khi chất béo đi qua đại tràng mà không bị phá vỡ bởi muối mật, chúng có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi…

- Sỏi mật: Khi không đủ muối mật, các thành phần trong dịch mật như cholesterol, muối calci và các loại khoáng chất khác có thể kết tinh thành sỏi mật. Sự xuất hiện của sỏi mật sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau ở vùng bụng trên, bên phải, hay cảm thấy buồn nôn…

- Vàng da: Thiếu muối mật khiến sắc tố bilirubin trong dịch mật không được đào thải đúng cách, từ đó có thể gây vàng da.

- Mất cân bằng nội tiết tố: Đa phần nội tiết tố được cấu thành từ chất béo như cholesterol và nếu không đủ muối mật thì chất béo không được tiêu hóa đúng cách, từ đó có thể dẫn đến mất cân bằng hormone trong cơ thể.

Gan cũng có thể bị tổn thương do thiếu muối mật

- Tổn thương gan: Muối mật có vai trò hỗ trợ thải độc khỏi cơ thể. Do đó, thiếu muối mật có thể khiến các chất độc này tích tụ lại, gây tổn thương gan.

Làm sao để khắc phục tình trạng thiếu muối mật?

- Bổ sung betaine: Betaine là một acid amin được tạo ra khi kết hợp choline và acid amin glycine. Betaine có thế giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo, thúc đẩy thải độc cho gan, giúp phòng ngừa các tổn thương gan.

- Bổ sung pectin: Pectin là một carbohydrate có thể giúp giảm tiêu chảy - tác dụng phụ thường gặp ở những người đã cắt túi mật, người đang dùng thực phẩm chức năng bổ sung muối mật. Pectin cũng giúp giảm cholesterol bằng cách liên kết với các lipid trong ruột, giúp cơ thể bài tiết cholesterol dư thừa.

- Bổ sung choline: Choline có vai trò vận chuyện chất béo từ gan tới các tế bào trong cơ thể. Điều này giúp. Điều này giúp giảm nguy cơ chất béo tích tụ trong gan do thiếu muối mật.

- Uống đủ nước: Để cải thiện chức năng gan mật, bạn sẽ phải uống đủ nước vì 85% dịch mật được tạo thành từ nước.

- Bổ sung muối mật trong các loại thực phẩm chức năng: Thông thường, các loại thực phẩm chức năng có muối mật thường được bổ sung trong bữa ăn, giúp hỗ trợ việc hấp thụ và tiêu hóa chất béo cũng như các vitamin tan trong chất béo.

Bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm hỗ trợ chứa acid cholic - một loại acid mật dễ tan trong nước hoặc acid chenodeoxycholic cùng với taurine để giúp tăng cường sản sinh muối mật tự nhiên. Tuy nhiên, một điều cần nhớ là hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

Bên cạnh những biện pháp trên, cũng có rất nhiều thảo dược tự nhiên tốt cho gan mật, giúp gan tăng bài tiết dịch mật, ngăn ngừa sự kết tụ tạo thành sỏi mật như: Uất kim, chi tử, sài hồ, hoàng bá, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác, kim tiền thảo. Đây cũng là lựa chọn phù hợp cho nhiều người đang gặp phải vấn đề về gan mật.

Vi Bùi H+ (Theo Dr.Axe)

Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang với thành phần gồm 8 thảo dược Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ, Kim tiền thảo giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, làm mềm sạn sỏi và bài sỏi, giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi mật gây ra.

Phẫu thuật giảm cân có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa