Thiếu tập trung ảnh hưởng đến thành tích của học sinh, sinh viên

Thiếu tập trung ảnh hưởng đến thành tích của học sinh, sinh viên

Việc thiếu tập trung ảnh hưởng như thế nào đối với học sinh, sinh viên? Thạc sĩ Lê Nguyễn Trung Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lượng giáo dục, thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục trả lời về vấn đề này.

Bà Nguyên đã trao đổi bên lề cuộc Hội thảo "Tập trung trí tuệ- Nắm bắt tương lai" do Viện Nghiên cứu giáo dục tổ chức hôm 10/10, dưới sự tài trợ của nhãn hàng Cool Air thuộc Công ty Wrigley.

- Thưa bà, khả năng tập trung trong học tập của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào?

- Đây là một vấn đề khá mới mẻ và thú vị. Ở nước ngoài, vấn đề nâng cao khả năng tập trung của sinh viên, học sinh đã có nhiều nghiên cứu nhằm hướng dẫn học sinh, sinh viên học tốt hơn nhưng ở Việt Nam thời gian gần đây mới có một số nhà khoa học lên tiếng. Theo kết quả nghiên cứu chỉ số tập trung của giới trẻ ở các quốc gia châu Á vừa được Công ty Research International công bố, hiện chỉ có 31% học sinh, sinh viên Việt Nam có thể tập trung nghe giảng trong lớp học, thấp xa so với giới trẻ ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippines…. Đặc biệt, hầu hết các em cho rằng, nơi buồn tẻ nhất chính là trong lớp học. Và không chỉ trong học tập, sinh viên, học sinh Việt Nam còn tỏ ra thiếu sự tập trung trong các giao tiếp, các sinh hoạt cá nhân hàng ngày hoặc trong các môn thể thao… Tóm lại, sự mất tập trung trong học tập, sinh hoạt của thanh thiếu niên Việt Nam hiện cần thiết phải thông tin để cả xã hội cùng quan tâm tìm giải pháp.

- Vậy, theo bà, việc bị mất tập trung sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến thành tích học tập của học sinh, sinh viên? Đâu là nguyên nhân khiến giới trẻ ngày càng thiếu sự tập trung?

- Không chỉ tôi mà tất cả các chuyên gia về giáo dục đều đồng tình rằng việc mất tập trung gây ảnh hưởng rất xấu đến thành tích học tập của các em. Do thiếu tập trung, học sinh, sinh viên không thể tiếp thu tốt bài giảng trên lớp học, ít tham gia phát biểu ý kiến,

việc học tập và tự ôn bài ở nhà cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu cũng thống nhất rằng học sinh sinh viên Việt Nam thường ít chủ động và thiếu tự tin so với các em ở các quốc gia khác. Điều này không chỉ gây cản trở cho các em trên bước đường vào đời, phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra trong cuộc sống mà còn khiến cho việc phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước thêm phần khó khăn.

Một số nghiên cứu khoa học đều cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu tập trung là do môi trường học tập, phòng học không được trang bị cơ sở vật chất tốt, cách bố trí và sắp xếp không khoa học, không gian trường học chật hẹp, thiếu sân chơi; cấu trúc chương trình học gậy khó khăn cho giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt. Mặt khác, sự thiếu tập trung còn do các em thiếu ý thức trong học tập, thiếu động cơ, hứng thú và phương pháp học hiệu quả cũng như do những yếu tố thiếu ngủ, bị stress, mệt mỏi.

- Các nhà khoa học có đề xuất những giải pháp nào cần thiết và hiệu quả để cải thiện khả năng tập trung cho giới trẻ không, thưa bà?

- Thực ra cũng có một số giải pháp khá đơn giản, không tốn kém nhưng lại giúp cải thiện khả năng tập trung rất tốt. Chẳng hạn khi cảm thấy mệt mỏi thì phải nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục, massage nhanh ở đầu. Bên cạnh những giải pháp này, học sinh và sinh viên còn cần được hướng dẫn những kỹ thuật giúp tập trung tốt cũng như những phương pháp học tập hiệu quả.

Theo các chuyên gia kẹo sing-gum có thể là một lựa chọn giúp tăng khả năng tập trung, trong đó kết quả chỉ ra rằng việc nhai kẹo sing gum giúp gia tăng 46,3% lượng máu và oxy đưa lên não. Các nhà khoa học cũng cho rằng việc nhai sing-gum có thể giúp tăng khả năng tập trung.
tu
  • Tags
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất