Vùng kín bị giãn nở sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống vợ chồng
Ngứa rát vùng kín: Cẩn thận nấm âm đạo
Vệ sinh đúng cách khi mang thai
4 nguyên tắc cần nhớ khi vệ sinh "vùng kín"
Những thực phẩm ăn nhiều dễ gây viêm nhiễm "vùng kín"
Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa Thái Hà, cho biết:
Chào bạn! Trong giai đoạn chuyển dạ sinh con, thành âm đạo giãn nở cho phù hợp với kích thước và trọng lượng của thai nhi. Nếu trọng lượng thai nhi nặng trung bình 2,8 - 3kg, sau thời kỳ hậu sản, các cơ quan vùng chậu, kể cả âm đạo sẽ co hồi về tình trạng như lúc ban đầu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sau khi sinh, âm đạo bị sang chấn, tổn thương do thai nhi quá to, mẹ bị suy nhược cơ thể, dinh dưỡng kém, làm việc quá sức trong thời kỳ hậu sản, sẽ làm cho các cơ quan vùng chậu, có khi luôn cả tử cung cũng sẽ nhão, xệ.
Phẫu thuật thu hẹp âm đạo (phẫu thuật thu hẹp vùng kín) là thủ thuật tạo hình nhằm phục hồi lại kích thước, hình dạng và chức năng của âm đạo. Mặc dù là tiểu phẫu đơn giản nhưng cũng như bất kỳ hình thức phẫu thuật nào khác, tiểu phẫu thu nhỏ âm đạo cũng có những rủi ro. Trong và sau khi phẫu thuật nếu không đảm bảo vệ sinh thì có thể gây sưng tấy, nặng hơn là nhiễm trùng toàn thân. Bạn cũng có thể bị đau nhẹ tại âm đạo và rối loạn tiểu tiện trong vài ngày do trực tràng, bàng quang bị kích thích bởi thuốc tê.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai sinh nở nhiều lần theo hình thức sinh thường cũng cần đến phẫu thuật thu hẹp âm đạo. Chỉ nên tiến hành thu hẹp âm đạo trong những trường hợp cần thiết. Những trường hợp không nên phẫu thuật thu nhỏ âm đạo: Phụ nữ đang có kinh, trường hợp bị nhiễm khuẩn, nấm bộ phận sinh dục, bị bệnh mạn tính như lao, đái tháo đường, bệnh tim mạch... Chị em vừa mới sinh không nên sốt sắng làm phẫu thuật, nên để thời gian 3 - 4 tháng, thậm chí là 6 tháng sau khi sinh để dạ con co lại, ổn định. Trước khi tiến hành phẫu thuật, nên đi khám để được bác sỹ tư vấn cụ thể.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn