Theo ông John Key, khó hiểu tại sao Fonterra không hành động ngay lập tức khi kết quả xét nghiệm
hồi năm ngoái cho thấy ba lô hàng sữa protein cô đặc (whey protein concentrate - WPC) có vấn
đề.
Phát biểu trên Đài phát thanh New Zealand, Thủ tướng nước này cho biết Chính phủ có một đội ngũ hơn 60 nhân sự đang nỗ lực hạn chế hậu quả của vụ việc và sẽ kiểm tra kỹ lưỡng cách thức Fonterra xử lý cuộc khủng hoảng này.
Thủ tướng John Key bày tỏ lo ngại vụ việc sẽ ảnh hưởng đến uy tín của New Zealand là một nguồn cung cấp các sản phẩm sữa "xanh, sạch", đặc biệt ở Châu Á - nơi sản phẩm sữa công thức trẻ em từ quốc gia này được đánh giá có tiêu chuẩn cao.
Xuất khẩu các sản phẩm sữa là nguồn thu chủ yếu của New Zealand. Theo số liệu của Chính phủ New Zealand, ngành sữa đóng góp tới 2,8% cho GDP nước này và chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu với tổng trị giá 10,4 tỷ đôla New Zealand (NZD), tương đương 8,1 tỷ USD, mỗi năm.
Fonterra là tập đoàn xuất khẩu các sản phẩm sữa lớn nhất thế giới với doanh thu 19,8 tỷ NZD (tương đương 15,5 tỷ USD) trong năm tài khóa 2012.
Thủ tướng New Zealand John Key cho rằng Fonterra đã quá chậm trong việc cảnh báo và thu hồi 3 lô sữa protein cô đặc nghi nhiễm khuẩn
Tuy nhiên, uy tín của Fonterra đang trong "tâm bão" sau khi ngày 4/8, tập đoàn này thừa nhận ba lô WPC sản xuất hồi tháng 5/2012 bị nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum sản sinh ra độc tố gây tổn hại thần kinh.
Các triệu chứng ngộ độc do vi khuẩn này bao gồm nôn mửa và đi ngoài, sau đó có thể dẫn tới bị liệt, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Các lô WPC trên đã được chế biến thành 870 tấn sản phẩm nhiều loại khác nhau từ sữa công thức trẻ em đến đồ uống thể thao tại nhiều thị trường, cụ thể là xuất khẩu qua Australia, Trung Quốc, Malaysia, Arập Xêút, Thái Lan và Việt Nam.
Fonterra nói rằng chưa có trường hợp nào bị bệnh do sử dụng các sản phẩm nhiễm khuẩn và tập đoàn này lý giải việc nhiễm khuẩn là do một đường ống bẩn tại một nhà máy chế biến.
Đã sớm có những tác động đầu tiên của vụ việc. Cổ phiếu của Fonterra khi thị trường chứng khoán New Zealand mở cửa ngày 5/8 đã rớt giá tới 8,7% và dù sau đó có phục hồi đôi chút nhưng đến giữa ngày vẫn giảm 5,9% giá trị. Nhiều thị trường nhanh chóng đưa ra phản ứng.
Theo nguồn tin từ Bộ Thương mại New Zealand, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu sữa bột của nước này và các nhà nhập khẩu WPC nhiễm khuẩn bắt đầu thu hồi những sản phẩm liên quan.
Nga cũng tiến hành thu hồi các sản phẩm sữa của Fonterra đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng nước này không sử dụng.
Phát biểu trên Đài phát thanh New Zealand, Thủ tướng nước này cho biết Chính phủ có một đội ngũ hơn 60 nhân sự đang nỗ lực hạn chế hậu quả của vụ việc và sẽ kiểm tra kỹ lưỡng cách thức Fonterra xử lý cuộc khủng hoảng này.
Thủ tướng John Key bày tỏ lo ngại vụ việc sẽ ảnh hưởng đến uy tín của New Zealand là một nguồn cung cấp các sản phẩm sữa "xanh, sạch", đặc biệt ở Châu Á - nơi sản phẩm sữa công thức trẻ em từ quốc gia này được đánh giá có tiêu chuẩn cao.
Xuất khẩu các sản phẩm sữa là nguồn thu chủ yếu của New Zealand. Theo số liệu của Chính phủ New Zealand, ngành sữa đóng góp tới 2,8% cho GDP nước này và chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu với tổng trị giá 10,4 tỷ đôla New Zealand (NZD), tương đương 8,1 tỷ USD, mỗi năm.
Fonterra là tập đoàn xuất khẩu các sản phẩm sữa lớn nhất thế giới với doanh thu 19,8 tỷ NZD (tương đương 15,5 tỷ USD) trong năm tài khóa 2012.
Thủ tướng New Zealand John Key cho rằng Fonterra đã quá chậm trong việc cảnh báo và thu hồi 3 lô sữa protein cô đặc nghi nhiễm khuẩn
Tuy nhiên, uy tín của Fonterra đang trong "tâm bão" sau khi ngày 4/8, tập đoàn này thừa nhận ba lô WPC sản xuất hồi tháng 5/2012 bị nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum sản sinh ra độc tố gây tổn hại thần kinh.
Các triệu chứng ngộ độc do vi khuẩn này bao gồm nôn mửa và đi ngoài, sau đó có thể dẫn tới bị liệt, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Các lô WPC trên đã được chế biến thành 870 tấn sản phẩm nhiều loại khác nhau từ sữa công thức trẻ em đến đồ uống thể thao tại nhiều thị trường, cụ thể là xuất khẩu qua Australia, Trung Quốc, Malaysia, Arập Xêút, Thái Lan và Việt Nam.
Fonterra nói rằng chưa có trường hợp nào bị bệnh do sử dụng các sản phẩm nhiễm khuẩn và tập đoàn này lý giải việc nhiễm khuẩn là do một đường ống bẩn tại một nhà máy chế biến.
Đã sớm có những tác động đầu tiên của vụ việc. Cổ phiếu của Fonterra khi thị trường chứng khoán New Zealand mở cửa ngày 5/8 đã rớt giá tới 8,7% và dù sau đó có phục hồi đôi chút nhưng đến giữa ngày vẫn giảm 5,9% giá trị. Nhiều thị trường nhanh chóng đưa ra phản ứng.
Theo nguồn tin từ Bộ Thương mại New Zealand, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu sữa bột của nước này và các nhà nhập khẩu WPC nhiễm khuẩn bắt đầu thu hồi những sản phẩm liên quan.
Nga cũng tiến hành thu hồi các sản phẩm sữa của Fonterra đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng nước này không sử dụng.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn