Thừa sắt cũng khiến người bệnh mệt mỏi
Rụng tóc vì lạm dụng... sắt
Ngoài bổ sung sắt, làm thế nào để bổ máu, chống thiếu máu?
Bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu khi bổ sung sắt phải làm sao?
Bà bầu bổ sung sắt không hề có lợi?
TS. Martin Scurr – Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:
Chào bạn!
Sắt là thành phần thiết yếu của máu và có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều sắt trong cơ thể có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Mỗi ngày, chúng ta chỉ có thể bài tiết khoảng 1,2mgr sắt bất kể cơ thể hấp thụ nhiều hay ít. Vì vậy, nếu sắt đã được hấp thụ hơn lượng cần thiết, rất khó để loại nó ra khỏi cơ thể.
Với những người bị thừa sắt như bạn thì cơ thể đã hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày, điều này khiến dư thừa lượng sắt trong máu. Dư thừa sắt trong máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sắt dư thừa sẽ tích lũy lại ở gan, tim, tụy, các khớp... gây tổn thương các cơ quan này.
45% bệnh nhân bị thừa sắt bị giảm ham muốn tình dục. Thừa sắt cũng gây bệnh đái tháo đường, suy tim, tổn thương tuyến tụy, đau khớp, viêm khớp.
Khi bị thừa sắt, người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định loại bỏ lượng sắt dư thừa. Quá trình này được gọi là lấy máu tĩnh mạch (phlebotomy). Căn cứ vào mức độ thừa sắt nhiều hay ít mà bác sỹ sẽ thực hiện thủ thuật này một lần hoặc hai lần một tuần, trong thời gian từ vài tháng đến một năm hoặc lâu hơn. Việc loại bỏ này giúp kích thích tủy xương tạo ra các tế bào mới.
Việc lấy máu tĩnh mạch để loại bỏ sắt ở những người bị thừa sắt không làm người bệnh bị thiếu máu vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Bạn không cần bổ sung cho cơ thể dưỡng chất nào sau khi lấy máu tĩnh mạch nếu bạn vẫn có thể độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, sau khi lấy máu tĩnh mạch bạn nên uống đủ nước và tránh tập thể dục hay vận động mạnh trong vòng 24 giờ.
Việc lấy máu tĩnh mạch sẽ được thực hiện đều đặn cho đến khi lượng sắt trong cơ thể trở lại bình thường.
Điều trị cho đến khi lượng sắt trở lại bình thường thì điều trị duy trì, cần xét nghiệm ferritin trong máu hàng năm để xác định số lần cần thực hiện lấy máu tĩnh mạch. Xét nghiệm ferritin để đo lượng ferritin trong máu. Ferritin là một protein tế bào máu có chứa sắt. Xét nghiệm ferritin sẽ giúp bác sỹ hiểu lượng sắt cơ thể được lưu trữ được bao nhiêu. Nếu kiểm tra ferritin cho thấy cao hơn mức bình thường, nó cho thấy cơ thể vẫn bị dư thừa sắt.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS Martin Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh. Đây là tờ báo có hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Bình luận của bạn