Vitamin C - niềm hy vọng mới trong điều trị bệnh bạch cầu

Vitamin C có vai trò quan trọng trong công cuộc chống ung thư

Vitamin C - cứu tinh cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối?

Vitamin C có thể ngăn chặn tế bào gốc ung thư

Vitamin C tốt cho làn da của bạn như thế nào?

Đối phó với cảm lạnh thông thường chỉ bằng vitamin C

Bằng chứng về vitamin C là một phương thức điều trị ung thư hiệu quả vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó hoạt động chống lại rất nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư tụy, ung thư gan, ung thư ruột kết và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã gợi ý rằng nó có thể làm cho việc hóa trị kém hiệu quả hơn.

Nghiên cứu mới được tiến hành bởi TS. Luisa Cimmino và các cộng sự tới từ Trung tâm Ung thư Perlmutter tại Đại học New York (NYU) Langone Health (Mỹ) đã điều tra ảnh hưởng của vitamin C đối với ung thư máu.

Vai trò của enzyme TET2 trong bệnh bạch cầu

Một enzyme được gọi là Tet methylcytosine dioxygenase 2 (TET2) được biết là có khả năng tạo ra các tế bào gốc, rồi biệt hóa thành các tế bào máu bình thường sau một quá trình sẽ chết tương tự như bất kỳ tế bào bình thường nào khác.

Điều này có lợi cho bệnh nhân bị bệnh bạch cầu (leukemia), trong đó tế bào gốc máu sẽ tái sinh và nhân vô cùng tận. Chính nó sẽ ngăn cơ thể sản sinh ra các bạch cầu hay tế bào máu trắng thông thường - cái mà hệ miễn dịch của con người cần để chống lại nhiễm trùng.

Những thay đổi di truyền có thể ảnh hưởng đến hoạt động có lợi của enzyme này. Các tác giả ghi nhận trong nghiên cứu của họ rằng 10% bệnh nhân bạch cầu myeloid cấp tính, 30% bệnh nhân mắc một loại bệnh bạch cầu được gọi là hội chứng rối loạn sinh tủy và 50% bệnh nhân bạch cầu mạn tính dòng bạch cầu đơn nhân có sự cố về di truyền làm giảm TET2.

Vì vậy, GS. Cimmino và các đồng nghiệp đã nghiên cứu xem liệu rằng enzyme này có thể kích thích di truyền như thế nào, và liệu vitamin C có thể được sử dụng để làm như thế hay không?

Nghiên cứu trên chuột thí nghiệm

Các nhà nghiên cứu đã biến đổi gene của chuột để chúng thiếu enzyme TET2. Khi gene TET2 đã được tắt, các nhà nghiên cứu thấy rằng các tế bào gốc bắt đầu gặp rắc rối. Khi các nhà nghiên cứu chuyển đổi gene trở lại, những rắc rối này đã bị đảo ngược.

Như đã biết, trong bệnh bạch cầu và các bệnh về máu khác phụ thuộc vào các sự cố di truyền TET2, chỉ có 1 trong 2 bản sao của gene TET2 bị thay đổi.

Vì vậy, họ giả thuyết rằng sử dụng liều cao vitamin C để tiêm tĩnh mạch có thể bù đắp cho các bản sao của gene bị lỗi bằng cách khuếch đại hoạt động của bản sao mà vẫn có chức năng bình thường.

Nghiên cứu đã khẳng định giả thuyết của các nhà nghiên cứu. Họ phát hiện thấy tiêm vitamin C liều cao đã thúc đẩy cơ chế di truyền phục hồi chức năng của TET2. Cơ chế này được gọi là demethylation DNA. Được biết, quá trình này không hoạt động tốt ở những bệnh nhân bị đột biến gene TET2.

Việc điều trị với vitamin C cũng ngăn chặn các tế bào gốc ung thư bạch cầu đã được cấy ghép từ con người sang chuột.

Các kết quả đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu xem điều gì sẽ xảy ra nếu họ kết hợp tiềm năng điều trị của vitamin C với một loại thuốc chống ung thư được gọi là chất ức chế PARP. Điều này đã tạo ra hy vọng mới cho các bệnh nhân ung thư máu. GS. Cimmino giải thích: “PARP là loại thuốc được biết đến có thể gây chết tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn việc sửa chữa DNA và đã được chấp thuận để điều trị ở một số bệnh nhân bị ung thư buồng trứng”.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất