Cùng tìm hiểu các nhãn hiệu Halal

Các nhãn hiệu Halal

Để được chứng nhận Halal, doanh nghiệp cần đạt những tiêu chuẩn gì?

Áp dụng tiêu chuẩn Halal tại Việt Nam như thế nào?

Tuân thủ Halal, thị trường Hồi giáo "mở cửa" với thực phẩm chức năng Việt

Halal là gì?

Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép dùng”, đối lập với “trái luật” hoặc “bị cấm”.

Chứng chỉ Halal là giấy chứng nhận, xác nhận cho sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Kinh Qua’ran, Shari’ah Islamiah (Luật Hồi giáo), đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Các sản phẩm Halal tại các thị trường Hồi giáo được chia ra 4 loại chính:

- Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)

- Thuốc chữa bệnh (halal medicines)

- Mỹ phẩm (halal cosmetic & skin care)

- Các sản phẩm thực phẩm chức năng (Halal health supplement)

Vì sao chứng chỉ Halal, nhãn hiệu Halal có ý nghĩa quan trọng?

Các sản phẩm được dán nhãn hiệu Halal có ý nghĩa đặc biệt tại các quốc gia Hồi giáo hoặc các nước có công dân theo đạo Hồi. Vì sao lại như vậy? Người Hồi giáo tin rằng, các sản phẩm có logo Halal giống như một bằng chứng về đức tin mà Thượng đế cho phép dùng với việc đảm bảo nó không trái luật và không bị cấm.

Chứng nhận Halal không chỉ có ý nghĩa về mặt tôn giáo mà còn liên quan đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt – có lợi với người tiêu dùng. Bởi vậy, người theo đạo Hồi chỉ sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu Halal.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm đạt Halal (Malaysia, Indonesia, Brunei, Ả Rập, AUE và các nước Trung Đông khác…) là một thị trường tiềm năng còn đang bị các doanh nghiệp Việt Nam bỏ ngỏ. Vì vậy, các sản phẩm có chứng chỉ Halal sẽ tạo cho công ty lợi thế cạnh tranh hơn các công ty khác, là “chìa khóa” mở cửa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở ra những cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp.

Các nhãn hiệu Halal trên thế giới

Các sản phẩm được cấp chứng nhận Halal ngày càng được phổ biến. Tại Brunei, các sản phẩm dán nhãn hiệu Brunei Halal Brand tập trung chủ yếu vào thực phẩm. 

Tại Singapore, nơi có nhiều người Malaysia và Indonesia cùng khách du lịch là người Hồi giáo, gần đây các sản phẩm dán nhãn hiệu Halal ngày càng được phổ biến. 

Tại Malaysia, JAKIM Malaysia (Cục Phát triển Hồi giáo) cũng coi chứng chỉ Halal như là một tiêu chuẩn toàn cầu, được chính phủ thành lập và các công ty phát triển công nghiệp hỗ trợ. 

Philipines cũng đã ban hành hướng dẫn Halal. Ngay cả ở Pháp, Anh - nơi có công dân Hồi giáo sinh sống - cũng có các sản phẩm được dán nhãn Halal. 

Nhãn hiệu Halal tuy đơn giản, nhưng lại đáng tin cậy, mang lại sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, độ an toàn, cũng như đáp ứng được đức tin "hợp pháp" và "được phép dùng" cho các công dân Hồi giáo. Trong tương lai, biết đâu những sản phẩm dán nhãn Halal là tiêu chuẩn, là yêu cầu cần có để một sản phẩm chiếm được lòng tin của bất cứ người tiêu dùng nào... 

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng