Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu trong chữa bệnh
Ngải cứu "trị" bách bệnh
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc quý
Bài thuốc điều trị các bệnh về gan từ cây cà gai leo
Tam lăng
Bộ phận dùng: Thân rễ gọi là Tam lăng.
Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính bình; Vào các kinh: Can, tỳ.
Tam lăng chứa ứ huyết do sang chấn, bế kinh, thống kinh
Tác dụng: Phá tích, tán ứ huyết, phá huyết, hành huyết và thông kinh. Chữa ứ huyết do sang chấn, bế kinh, thống kinh.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 – 12 gr, dạng thuốc sắc.
Tam thất
Bộ phận dùng: Rễ củ gọi là Tam thất.
Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; Vào các kinh: Can, vị.
Hình dạng cây Tam thất
Tác dụng: Phá huyết tán ứ, chỉ huyết, tiêu thũng định thống và tư bổ khí huyết, cường tráng cơ thể. Chữa ứ huyết do chấn thương, rong kinh, mắt đỏ sưng đau, thổ huyết, nôn ra máu, đái ra máu, lỵ ra máu, băng huyết.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 4 – 8 gr dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
Bộ phận dùng: Thân rễ gọi là Thiên niên kiện.
Tính vị, quy kinh: Vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; Vào các kinh: Can, thận.
Tác dụng: Chỉ thống, tiêu thũng, khư phong thấp, cường tráng gân cốt.
Thiên niên kiện có tác dụng tiêu thũng, khư phong thấp, cường tráng gân cốt
Chữa phong hàn thấp gây nhức mỏi các gân cơ, xương khớp hoặc co quắp tê bại.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 – 16 gr dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Vang
Bộ phận dùng: Thân gỗ gọi là Tô mộc.
Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, mặn, tính bình; Vào các kinh: Tâm, can, tỳ.
Tác dụng: Hành huyết, phá ứ, tiêu thũng, chỉ thống.
Vang là một vị thuốc hay có tác dụng thay mật gấu
Chữa chấn thương ứ huyết, kinh nguyệt bế, sản hậu ứ huyết, bụng trướng đau, kiết lỵ; Dùng ngoài dạng nước sắc rửa vết thương. Là loại thuốc cầm máu thích hợp dùng cho phụ nữ sau khi sinh máu ra quá nhiều.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 8 – 16 gr, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Bình luận của bạn