Thủy phi cơ đưa bệnh nhân đột quỵ từ Trường Sa vào đất liền cấp cứu. Ảnh: Bình Minh
5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Bệnh nhân từng đột quỵ có nguy cơ tự tử cao
Các cách phục hồi não sau đột quỵ
Những cách đơn giản hỗ trợ tim và ngừa đột quỵ
Anh Soái có các triệu chứng bị nhồi máu não từ ngày 1/4, khi đang làm việc tại đảo Sinh Tồn thì mất tiếng, nấc nhiều, huyết áp tăng 160/90 mmHg. Anh được các bác sỹ tại đảo sơ cứu và điều trị. Sáng 7/4, bệnh nhân được chuyển sang bệnh xá Trường Sa Lớn trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, tê nửa người, kèm theo nấc nhiều, sụt mi nhẹ, nói khan, khô nửa người. Các bác sỹ của bệnh xá chẩn đoán ban đầu đối với bệnh nhân: “Theo dõi đột quỵ não vùng hành não”. Sau đó lực lượng hải quân đã dùng thủy phi cơ DHC-6 đưa anh Soái vào đất liền.
“Anh Soái bị nhồi máu não hố sau. Trong cấp cứu đột quỵ thì thời gian rất quan trọng. Ở những nơi xa như Trường Sa nếu đi tàu vào đất liền sẽ mất nhiều ngày, có máy bay để cấp cứu bệnh nhân nhanh chóng đảm bảo thời gian vàng, rất thuận tiện cho công tác điều trị", Thượng tá Đạt cho biết. Hiện nay bệnh nhân vẫn tỉnh táo, ổn định, không bị liệt.Thượng tá Trịnh Văn Đạt - Trưởng ban Kế hoạch, Bệnh viện Quân y 87 cho biết bệnh nhân Soái sinh năm 1982, quê huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, công nhân thuộc Công ty Lũng Lô, Bộ Quốc phòng. Sau khi thủy phi cơ đưa vào đất liền, bệnh nhân được đội Điều trị 486, Vùng 4 Hải quân sơ cứu và chuyển về Bệnh viện Quân y 87 để tiếp tục điều trị.
Xe cấp cứu đợi sẵn đón bệnh nhân từ thủy phi cơ đưa vào bệnh viện. Ảnh: Bình Minh |
Năm 2014, Bệnh viện Quân y 87 cũng đã tiếp nhận một ngư dân được cấp cứu bằng máy bay từ huyện đảo Trường Sa về điều trị thành công.
Bình luận của bạn