Bình thường, phân chứa khoảng 60-90% nước, nhưng người mắc bệnh tiêu chảy thì phân chứa hàm lượng nước trên 90%. Tiêu chảy cấp tính là tình trạng tiêu chảy kéo dài khoảng hai tuần. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn hai tuần, được xem là tiêu chảy mạn tính.
Nhiều loại vi rút có thể gây tiêu chảy cấp tính thông thường là: Rotavirus, Adenovirus, Calicivirus, Astrovirus.
Một số nguyên nhân của tiêu chảy:
* Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng): thường nhiễm vào các loại thịt đã qua xử lý và các loại bánh làm từ sữa.
* Clostridium perfringens: thường nhiễm vào các thực phẩm nguội.
* Bacillus cereus: thường lây nhiễm qua gạo, đậu, giá sống.
* Salmonella typhi: hay nhiễm từ trứng gà, trứng vịt và thịt gia cầm. Sốt thương hàn thường do nhiễm trùng Salmonella typhi.
* Shigella: thường có nhiều trong các nhà giữ trẻ, các vùng nông thôn.
* Escherichia coli (E.coli): hay nhiễm vào thịt chưa nấu chín, các loại nem chua, rau cải, pho mát.
* Vibrio cholerae: vi trùng gây bệnh tả, thường có trong nguồn nước bị ô nhiễm.
* Vibrio parahaemolyticus: có nhiều trong đồ biển sống, nhất là hàu.
* Yersinia enterocolitica: dễ nhiễm vào thịt và sữa.
* Do ký sinh trùng: Giardia lamblia, lỵ Amíp, Cryptosporidium…
* Do thuốc: kháng sinh, nhuận tràng, Antacids chứa magnesium…
* Do bệnh lý: buồn phiền, lo âu, nhiễm trùng máu…
Biểu hiện của bệnh: Tiêu chảy liên tục, sau lần đầu tiên đi ngoài phân nước trắng đục; ít khi đau bụng; thường không sốt, cơ thể lạnh; nôn mửa; mất nước và điện giải gây mệt lả, chuột rút…
Xử trí: Cách ly bệnh nhân, bồi hoàn nước, chất điện giải nhanh chóng và đầy đủ, dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn.
Cụ thể, tùy thuộc vào mức độ mất nước:
- Mất nước nặng (> 9% trọng lượng cơ thể): truyền tĩnh mạch Lactatringer hoặc NaCl 0.9% liều 100ml/kg thể trọng trong bốn-sáu giờ.
- Mất nước nhẹ - trung bình (3-9% trọng lượng cơ thể): uống ORS, truyền dịch khi ói nhiều hoặc không đảm bảo uống đủ, liều 30-80ml/kg thể trọng trong bốn-sáu giờ.
- Không có dấu hiệu mất nước
(< 3% thể trọng cơ thể): uống ORS và nước chín theo nhu cầu.
Biện pháp phòng ngừa:
- Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch.
- Vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nước đá, nước giải khát. Không nên ăn hải sản tươi sống.
- Sử dụng vắc-xin tả cho những vùng có nguy cơ dịch.
- Khi gia đình hoặc xung quanh có người bị tiêu chảy cấp, cần báo cho cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn