Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 15/7
Hà Nội yêu cầu không tổ chức tuyển sinh theo hình thức trực tiếp
TP.HCM ghi nhận gần 1.800 ca nhiễm trong ngày, dự kiến cách ly F0 tại nhà
TP.HCM ghi nhận gần 1.800 ca nhiễm trong ngày, dự kiến cách ly F0 tại nhà
Người sau khi tiêm vaccine COVID-19 nên ăn gì và kiêng gì?
- Bộ Y tế vừa ban hành phiên bản 6 cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Theo đó, so với phiên bản cập nhật cuối tháng 4 vừa qua, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế bổ sung virus SARS-CoV-2 có thể lây qua đường không khí. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng bổ sung thêm một số triệu chứng lâm sàng khác ở bệnh nhân COVID-19 bao gồm đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
Điểm đáng lưu ý trong phác đồ mới, Bộ Y tế chia tiêu chuẩn xuất viện thành 3 mức, thời gian điều trị ngắn nhất là 10 ngày. Cụ thể, bệnh nhân được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm có xét nghiệm dương tính nếu thỏa mãn 2 điều kiện. Thứ nhất, không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm. Thứ hai có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24h) bằng phương pháp RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30). Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h. Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng sẽ được xuất viện ở ngày thứ 14 hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng bệnh cho đến khi đáp ứng đủ 2 điều kiện như nhóm 10 ngày.
Bộ Y tế cũng thay đổi cách theo dõi sau khi xuất viện. Theo phác đồ mới, sau khi về nhà, bệnh nhân tự theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu cao hơn 38 độ trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào cần báo ngay cho cơ sở y tế để khăm khám và điều trị kịp thời.
- Từ 0h ngày 15/7, toàn tỉnh Quảng Ngãi giảm từ áp dụng biện pháp hành chính tương ứng "Nguy cơ rất cao" xuống mức “Nguy cơ” trong phòng, chống dịch COVID-19 (trừ xã Phổ Châu, phường Phổ Thạnh thuộc thị xã Đức Phổ và các khu vực có ca F0 cư trú đang bị phong tỏa). Quyết định này được đưa ra sau 7 ngày áp dụng giãn cách xã hội 7 huyện, thị xã, thành phố đến nay không có ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng.
- Từ 12h ngày 15/7, UBND TP.Đà Nẵng quyết định tạm dừng các hoạt động tắm biển, thể dục, thể thao ngoài trời, cắt tóc cho đến khi có thông báo mới. Trước đó, tối 14/7, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP.Đà Nẵng cho biết trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận thêm 21 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 8 ca liên quan đến bệnh nhân 74 tuổi ở đường Tản Đà, chưa rõ nguồn lây.
- UBND TP.Hà Nội có văn bản yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ, khu công nghiệp, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, bến xe, bến tàu, phương tiện vận tải, các cơ sở giáo dục, dạy nghề, cơ sở y tế… phải thực hiện kiểm soát người vào đơn vị bằng việc quét mã QR.
- Từ 0h ngày 15/7 toàn thị trấn Phước Dân (Ninh Thuận) thực hiệngiãn cách theo chỉ thị 15. Quyết định này được đưa ra khi kết quả test nhanh gia đình bệnh nhân N.H.L (44 tuổi, đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận), cho thấy 4 người dương tính là vợ, con của bệnh nhân. Đáng chú ý, N.D.K (18 tuổi, con bệnh nhân N.H.L) là thí sinh vừa dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại điểm thi Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ninh Phước), lần lượt qua các phòng thi số 215, 217 và 218 vào hai ngày 7 và 8/7 vừa qua.
- Theo báo Tiền Phong, người dân Hà Nội có thể đăng ký tiêm chủng vaccine COVID-19 theo 2 cách: Một là, người dân đăng ký theo bản đăng ký giấy tại xã, phường, thị trấn, sau đó cán bộ sẽ nhập các dữ liệu lên "Sổ sức khỏe điện tử"; Hai là đăng ký online (trực tuyến) trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 hoặc tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vaccine.
Bình luận của bạn